Hội nghị phát thanh châu Á 2016: Phát thanh châu Á trước lựa chọn sinh tử

12:05, 17/05/2016

Gã khổng lồ mạng xã hội đang thách thức mọi cơ quan báo chí và đẩy truyền thông, gồm cả phát thanh, xuống chiếu dưới nếu như không biết thích nghi.

Gã khổng lồ mạng xã hội đang thách thức mọi cơ quan báo chí và đẩy truyền thông, gồm cả phát thanh, xuống chiếu dưới nếu như không biết thích nghi.

Hầu hết các hãng truyền thông lớn trên thế giới đã biết tận dụng những thế mạnh của mạng xã hội.

Mạng xã hội và mạng Internet đang làm đảo lộn tất cả quy trình làm báo mà nhiều người cho là chuẩn mực.

Máy thu thanh số.
Máy thu thanh số.

Vòng tròn/chu trình tin tức (news circle) hôm nay đã khác trước. Ngày trước, báo in có trước, rồi người làm phát thanh đọc báo thấy có nguồn tin mới đi làm chương trình.

Ngày nay, sau khi sự kiện xảy ra thì trên mạng xã hội đã xuất hiện, nguồn tin hiện nay bắt đầu từ mạng xã hội, thói quen thính giả cũng thay đổi.

Trước đây, ngủ dậy người ta người ta vặn radio để nghe xem đã có gì xảy ra đêm qua, bây giờ, ngủ dậy người tìm điện thoại thông minh để xem facebook và các trang báo mạng xem có tin tức gì không.

Sự kết hợp của phát thanh và mạng xã hội:

- Mạng xã hội lan truyền nhanh hơn phòng thu.

- Với nhịp sống như hiện nay, càng ngày người ta càng ít nghe chương trình phát lại. Vì facebook song song với radio nên người ta không nghe lại.

- Ngày nay, phát thanh phải ý thức được việc đưa lên mạng xã hội chứ không phát lại trên kênh truyền thống nữa.

- Vòng tròn tin giờ đây chỉ có ý nghĩa với báo in. Vì vòng tròn tin không còn là 24 giờ nữa mà chỉ là 1 tiếng thôi.

- Mọi thứ đều nhanh hơn, thuận lợi hơn, dễ dàng hơn. Thói quen của mọi người giờ đây cũng đã thay đổi.

Vì vậy phát thanh thông minh nhất hiện nay là tích hợp với điện thoại di động. Hay nói cách khác điện thoại di động là phát thanh hiện đại nhất. Điều này ảnh hưởng tới quản lý, tuyển dụng nhân sự cũng như cách điều hành trong một cơ quan báo chí.

Cần có sự thay đổi trong tư duy làm phát thanh. Nói  một cách dễ hiểu là: Con cá thay đổi, cách bắt cá cũng phải thay đổi.

Ngư dân phải biết đàn cá ở đâu chứ không phải là thả lưới vu vơ với hi vọng sẽ bắt được cá. Nói cách khác, cá tụ tập ở đâu ta thả câu ở đó. Nếu không xác định đàn cá ở đâu thì không bắt được.

Phóng viên phải biết sử dụng công cụ mạng xã hội.Mọi người có thể tạo nội dung trên mạng xã hội. Nhưng những người không chuyên nghiệp thích khoe đã/đang ăn gì, uống gì, thích gì thì đưa lên mạng, comment trên mạng.

Những người làm phát thanh, các nhà báo chuyên nghiệp thì không thể làm như thế. Chúng là làm phát thanh chuyên nghiệp, chúng ta đưa chương trình của chúng ta lên mạng xã hội.

Làm phóng viên chuyên nghiệp phải biết rút nội dung hấp dẫn nhất của chương trình đưa lên mạng xã hội. Không chỉ đơn thuần đưa tiêu đề bài viết mà phải đưa nội dung chi tiết lên mạng.

Hiện nay, nhiều đài quảng bá nội dung chương trình trước khi phát sóng. Nhưng trong quá trình phát sóng và sau khi phát sóng thì lại không quan tâm  đến việc này.

Đúng ra khi đang phát sóng thì nên sử dụng tất cả những gì người ta giao tiếp để đưa lên mạng xã hội. Nếu phát sóng xong mới mời công chúng xem trên mạng xã hội thì chúng ta đã mất đà rồi. Phải làm song song.

Giờ đây là làm chương trình cùng thính giả chứ không phải làm cho thính giả. Nếu làm được như vậy thì chương trình vẫn tiếp diễn. Một kết thúc mở. Với mạng xã hội thì câu chuyện chưa kết thúc, khi chương trình phát thanh truyền thống kết thúc.

Sau khi phát sóng chúng ta vẫn quảng bá chương trình trên mạng xã hội để thính giả nghe lại. Cần đưa thính giả vào một luồng thông tin mới, có giao lưu, giải đáp với những người làm chương trình.

Nhiều đài phát thanh trên thế giới hiện nay đã cử riêng một nhóm chuyên trách để giải đáp, giao lưu với thính giả trên mạng xã hội. Đây là công đoạn trong dòng chảy chương trình được làm, liên tục, liên tục. Đây cũng chính là công cụ để lấp đầy điểm yếu của phát thanh, bao gồm cả chia sẻ phim ảnh, clip phát thanh - đó là chuyên nghiệp.

Khái niệm “phát lại” trên sóng phát thanh cũng thay đổi nếu như mạng xã hội trở nên phổ biến ở vùng sâu vùng xa. Giờ đây chúng ta không lo người dân không được hoặc không kịp nghe một chương trình phát thanh nào đó bởi vì gần như ngay sau sự kiện xảy ra thì trên mạng đã có. Người dân sẽ chọn cách vào mạng đọc/nghe/xem thay vì chờ đến giờ phát lại.

Khái niệm “chuyên nghiệp” trong tác nghiệp cũng cần xem xét lại. Ngày đầu tiên nhà báo phát thanh được dạy cách cầm chiếc micrro chuyên dụng và chỉ được phép dùng các thiết bị chuyên dụng, nhưng hôm nay họ nên biết cách sử dụng điện thoại thông minh để làm chương trình.

Trong bối cảnh mọi người đều có thể làm nhà báo thì khái niệm nhà báo chuyên nghiệp  hôm nay có thể hiểu là người có thể dùng các thiết bị dân dụng một cách chuyên nghiệp.

Nhà báo chuyên nghiệp không đưa lên sóng mọi thứ như “nhà báo nghiệp dư” (người tham gia mạng xã hội) mà biết lấy lại thông tin từ mạng xã hội một cách hợp pháp, có chọn lọc; không chỉ nói cái gì xảy ra mà còn phân tích xảy ra như thế nào và làm gì để tốt hơn.

Khi mạng xã hội bùng nổ, việc sắp xếp tin cho một bản tin cũng có sự thay đổi. Câu hỏi đặt ra là liệu chúng ta có nhất thiết xếp tin theo kiểu cũ (tin quan trọng lên đầu)  hay cứ có tin là đẩy lên sóng? Làm theo kiểu gì thì cũng cần nhớ rằng mạng xã hội không đợi chúng ta và thính giả cũng không đủ thời gian và sự kiên nhẫn để đợi chúng ta.

Để song hành cũng mạng xã hội trong quá trình làm báo thì giao tiếp trên mạng nói chung (trong đó có mạng xã hội) phải đồng thời với việc phát sóng thì mới đạt hiệu quả cao nhất.

Khi có người khổng lồ là mạng xã hội thì quan điểm làm chương trình CHO khán thính giả buộc phải thay đổi mà thế vào đó là làm chương trình CÙNG với họ.

Ngoài việc sử dụng nguồn tin (có chọn lọc, được kiểm chứng) và đáp ứng nhu cầu (chính đáng) của mạng xã hội thì nhiều hãng phát thanh đã cho phép thính giả chia sẻ những chương trình phát thanh (clip audio ngắn) do họ tự sản xuất và đưa lên mạng.

Ngoài việc lập các trang web riêng cho phát thanh thì các hãng truyền thông, đặc biệt là phát thanh, hiện đã dùng đất của mạng xã hội làm nơi chuyển tải thông tin. 

Từ đây cũng đặt ra một câu hỏi là liệu có nên cắt bớt thời gian phát sóng, hoặc tạm dừng việc xây mới các trạm phát sóng truyền thống (analog)?

Trả lời câu hỏi trên tuỳ thuộc vào mỗi quốc gia. Như Hàn Quốc, nơi có tỷ lệ tiếp cận (penetration) điện thoại thông minh lên tới 83% (hơn cả Australia, Nhật Bản) thì tỷ lệ người nghe radio trên ô tô vẫn trên 64%; nghe qua radio truyền thống, trên 35%; nghe qua ứng dụng điện thoại thông minh, gần 10% (thống kê thực hiện năm 2015).

Tuy nhiên có một con số đáng chú ý là thời gian người dân dành thời gian cho truyền thông, đặc biệt là radio truyền thống đã giảm rất nhiều vào năm 2015; trong khi đó với điện thoại thông minh lại tăng lên. Thống kê này có thể hiểu, trong phát thanh, người dân đang chuyển dịch dần việc nghe từ đài qua nghe trên mạng, với điện thoại thông minh. 

Không chỉ phát thanh, mà với cả truyền hình, đặc biệt là giới trẻ cũng có xu hướng thích xem truyền hình trên mạng hơn là xem truyền hình từ máy thu ở nhà.

Hiện, Hiệp hội phát thanh truyền hình châu Âu đưa ra kết luận nhanh nhất là tin tức trên Web, sau đó là mạng xã hội.. và đó cũng chính là thách thức đối với những người làm phát thanh truyền hình.

Không chỉ biết tận dụng đất của mạng xã hội để quảng bá và treo những sản phẩm phát thanh, nhiều đài còn thiết kế giao diện thân thiện trên trang mạng của mình để chia sẻ một cách dễ dàng những chương trình phát thanh lên mạng xã hội, cũng như các công cụ và cổng giao tiếp khác như facebook, twitter, Reddit, Email, Gmail, Yahoo Mail, Worldpress, Amazon, Blogger, Print, Printerest, Favorites, Tumbir

Ví dụ như trang rewindradio.com, khi bấm nghe một chương trình nào đó thì đồng thời xuất hiện cửa sổ của các cổng giao tiếp nói trên để mọi người dễ dàng lưu trữ, truyền bá, chia sẻ, giới thiệu… Ngoài ra cũng có cửa sổ create a clip để bất kỳ ai cũng có thể làm nhà báo bằng cách chia sẻ những sản phẩm audio của mình.

Trong thời đại Internet bùng nổ, Đài Phát thanh nhân dân trung ương Trung Quốc – CNR đã đặt câu hỏi có nên bỏ hệ thống phát thanh hiện thời?

Bỏ hẳn hay phát triển dựa trên nền tảng hiện có. Cuối cùng, trong giai đoạn quá độ, họ chọn giải pháp tăng cường tương tác giữa phát thanh và Internet, sử dụng nguồn nhân lực, vật lực cũ để làm truyền thông theo kiểu mới.

Nếu như Đài NHK (Nhật Bản) đã tiến được một bước khá xa là cho phép thính giả (có số lần truy cập nhất định nào đó) được bỏ phiếu (trên mạng) bầu người dẫn chương trình hay nhất, thì CNR của Trung Quốc có phần thưởng dành cho thính giả nghe qua mạng.

CNR cũng làm việc với Weibo - trang mạng xã hội phổ biến và được phép hoạt động ở Trung Quốc-  để xây dựng các phần mềm nghe đài.

Sứ mạng các đài phát thanh công.

Thương mại hoá, xã hội hoá các chương trình phát thanh có ảnh hướng tới đạo đức của người làm báo?

Rõ ràng là thương mại hoá các sản phẩm phát thanh ở một mức độ nào đó khiến cho nội dung tự do hơn, khó kiểm soát và khó điều chỉnh hơn.

Đài phát thanh công ở Trung Quốc, phát sóng bằng 65 thứ tiếng trên toàn quốc, được đánh giá là đáp ứng mọi tầng lớp nhân dân.

Phát thanh công được coi là công cụ chính trong quá trình phát triển và làm thay đổi xã hội ở nhiều nơi trên thế giới. Phát thanh công tập trung về các vấn đề liên quan đến giao dục, y tế, môi trường, nông nghiệp, phát triển cộng đồng…

Để thu hút thêm lượng thính giả, Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc tăng cường đầu tư cho công nghệ, cụ thể là đã phát triển 40 APP (ứng dụng) cho phát thanh của 27 thứ tiếng.

Đài RTBF của Bỉ là mô hình phát thanh truyền hình công THÀNH CÔNG ở châu Âu trong việc tạo và sử dụng mạng xã hội (145 facebook và 40 tài khoản Twitter của Đài) cùng với các chương trình PTTH truyền thống từ năm 2010.

Phát thanh kỹ thuật số.

Phát thanh kỹ thuật số (Digital audio broadcasting-DAB +) và phát thanh số mặt đất DRM+ (Digital Radio Modiale) không còn mới mẻ gì với thế giới và với cả Việt Nam.

Tuy nhiên việc ứng dụng thì không phải quốc gia nào cũng hào hứng nhất là trong bối cảnh phát thanh đang có nhiều đối thủ cạnh tranh như hôm nay.

Dù theo chuẩn nào đi nữa thì phát thanh kỹ thuật số cũng hấp dẫn hơn phát thanh truyền thống ở những điểm sau:

+ Chất lượng âm thanh stereo, đạt chuẩn đĩa CD, bỏ xa FM.

+ Chuyển tải cả hình ảnh và văn bản, có dịch vụ JPEG thông tin về dữ liệu về giao thông (hình ảnh, thông tin...) với chi phí quản lý và khai thác hệ thống phát sóng giảm, có khả năng lựa chọn chương trình mà không phụ thuộc vào tần số, tích hợp nhiều chương trình trong cùng một kênh tần số, có khả năng tích hợp hệ thống cảnh báo thảm họa, thiên tai ngay cả khi máy thu ở chế độ tắt ...

+ Tiết kiệm dải tần

+ Tiết kiệm năng lượng máy phát

+ Chi phí vận hành rẻ

+ Sóng không bị suy hao, không bị ảnh hưởng bởi nhà cao tầng

Hiện nay Hàn Quốc đi đầu ở châu Á trong việc triển khai DAB, đã phủ sóng DAB toàn quốc. 1/4 dân số Úc nghe ADB.

Ở Đông Nam Á, Thái Lan và Malaixia đã triển khai DAB cách nay 1 năm. Tại châu Âu, 40 triệu máy thu DAB đã được bán ra với giá chỉ có 12 EURO /chiếc. Những ô tô đời mới đều tích hợp đầu thu DAB ngay trên xe. Phần mềm nghe DAB đã được tích hợp trên điện thoại thông minh.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia phát thanh, DAB (và phiên bản nâng cấp của nó là DAB +) sẽ là nền tảng cho phát thanh trong tương lai.

Theo VOV

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh