Câu đối vui tặng tình địch

11:05, 09/05/2016

Kịch tác gia Vi Huyền Đắc (1899- 1976) được xem là một trong những người tiên phong trong nền kịch nói Việt Nam. Các vở "Kim tiền" (giải thưởng Tự lực văn đoàn 1937), "Ông Ký cóp",… từng được công diễn và gây tiếng vang trong công chúng thời kỳ trước Cách mạng Tháng Tám.

Kịch tác gia Vi Huyền Đắc (1899- 1976) được xem là một trong những người tiên phong trong nền kịch nói Việt Nam. Các vở “Kim tiền” (giải thưởng Tự lực văn đoàn 1937), “Ông Ký cóp”,… từng được công diễn và gây tiếng vang trong công chúng thời kỳ trước Cách mạng Tháng Tám.

Về đời tư, Vi Huyền Đắc từng có giai đoạn xuôi chèo mát mái và cũng có những lúc gặp trắc trở. Ông là một trong những nhà văn giàu có trong số các văn nhân thi sĩ tiền chiến. Nối nghiệp bố, ông theo nghề thầu khoán.

Đã có lúc ông cai quản một đội thuyền tới trên một trăm chiếc chuyên chở đá clinker cho Nhà máy xi măng Hải Phòng. Tuy nhiên, do số phận xếp đặt, ông có tới hai đời vợ. Bà vợ đầu mất sớm, để lại cho ông hai người con trai. Chỉ ít năm sau, ông gặp và tục huyền với bà Phan Thục Đức, bấy giờ là một cô giáo đang dạy học ở Kiến An. Về nhân duyên giữa ông và bà Thục Đức đã có một giai thoại như sau:

Vốn là một phụ nữ xinh đẹp, lại có học thức, Thục Đức đã làm nhiều tao nhân mặc khách chết mê chết mệt, trong đó có nhà sử học nổi tiếng Trần Trọng Kim. Bấy giờ, Trần Trọng Kim còn đang là thanh tra học chính. So với ông Đắc, ông Kim có hai ưu thế: Một là địa vị xã hội, hai là ông chưa một lần lập gia đình. Ấy thế mà, như một nghịch lý, cô giáo Phan Thục Đức đã “chấm” người đàn ông một vợ hai con ấy.

Về việc này, Trần Trọng Kim đã có câu đối tặng Vi kịch sĩ:

Trở lại đồng chua chơi Xóm Dưới

Nhảy vào làng giáo phỗng tay trên

Ở đây cần nói thêm: Vi Huyền Đắc và Trần Trọng Kim vốn dĩ là bạn thân. Ở Hải Phòng, hai ông từng dắt nhau đi hát cô đầu ở Xóm Dưới. Chi tiết ấy đã được đưa vào câu đối nói trên.

NGUYỄN HOÀNG DUY- st

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh