Thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc, thời gian qua các cấp, các ngành của tỉnh Vĩnh Long đã chung tay tổ chức nhiều hoạt động hướng về cơ sở, nhất là những địa phương có đông đồng bào dân tộc sinh sống,...
Liên hoan nghệ thuật quần chúng Khmer được tổ chức hàng năm thu hút nhiều diễn viên đồng bào dân tộc tham gia. |
Thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc, thời gian qua các cấp, các ngành của tỉnh Vĩnh Long đã chung tay tổ chức nhiều hoạt động hướng về cơ sở, nhất là những địa phương có đông đồng bào dân tộc sinh sống, đã đáp ứng phần nào nhu cầu phát triển kinh tế, nâng cao đời sống và mức hưởng thụ văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc.
An cư lạc nghiệp
Theo thống kê của Ban Dân tộc tỉnh, ngoài người Kinh chiếm đa số, hiện Vĩnh Long còn có nhiều dân tộc khác cùng cộng cư. Trong đó, đồng bào Khmer chiếm gần 2,1% dân số toàn tỉnh, người Hoa và các dân tộc khác như: Tày, Thái, Mường, Nùng, Hơ Mông… chiếm khoảng 0,6%.
Những năm qua, với nhiều đổi mới, sáng tạo trong nội dung, phương thức hoạt động, các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể đã giải quyết kịp thời những yêu cầu chính đáng của đồng bào các dân tộc, từ đó giúp cho đồng bào các dân tộc an tâm làm ăn, phát triển kinh tế, vượt khó thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Như năm 2015, tỉnh đã hỗ trợ đất ở cho 31 hộ đồng bào dân tộc với tổng kinh phí hơn 1 tỷ đồng; hỗ trợ chính sách vay vốn để 179 hộ chuộc lại đất sản xuất trên 5,3 tỷ đồng; hỗ trợ cho 126 hộ vay vốn tạo việc làm, phát triển sản xuất thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội với kinh phí hơn 1 tỷ đồng.
Thực hiện Quyết định 54 ngày 4/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012- 2015, Ban Dân tộc tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh tổ chức rà soát nhu cầu vay vốn của các hộ đồng bào dân tộc thuộc diện này là 1.181 hộ.
Qua đó, giải quyết cho 154 hộ vay trên 1,2 tỷ đồng, hiện tiếp tục tổ chức cho 1.027 hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn khác vay trên 8,2 tỷ đồng để phát triển sản xuất. Đồng thời, hỗ trợ cho 9.086 người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ cận nghèo tại các ấp đặc biệt khó khăn hưởng BHYT, giá trị mỗi thẻ là 621.000đ.
Bên cạnh đó, các chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc cũng được tỉnh lưu tâm. Hàng năm, nhân dịp lễ, tết, lãnh đạo tỉnh tổ chức họp mặt chức sắc tôn giáo, sư sãi, người có uy tín trong đồng bào dân tộc; thành lập nhiều đoàn thăm, chúc tết, tặng quà cho các chùa Khmer trong tỉnh.
Cấp miễn phí 1 tờ báo Dân tộc và Phát triển, báo Vĩnh Long với 4 số/tuần… đã khích lệ động viên tinh thần người có uy tín trong đồng bào dân tộc tham gia nhiều phong trào thi đua, sản xuất ở địa phương, phát huy tốt vai trò, uy tín, tầm ảnh hưởng đối với đồng bào các dân tộc.
Từ những chủ trương, chính sách đúng đắn, hợp lòng dân do chính quyền địa phương triển khai thực hiện đã góp phần quan trọng giúp đồng bào các dân tộc vượt qua khó khăn, từng bước cải thiện cuộc sống và thoát nghèo bền vững.
Tính đến cuối năm 2015, trong số 23 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới của tỉnh, thì có 3 xã có đông đồng bào dân tộc vinh dự đạt được danh hiệu này gồm: xã Trung Hiếu (Vũng Liêm), xã Hựu Thành (Trà Ôn) và xã Đông Thành (TX Bình Minh).
Lưu truyền và tôn vinh văn hóa các dân tộc
Không những quan tâm phát triển kinh tế, ổn định đời sống, các cấp, các ngành của tỉnh còn đặc biệt quan tâm tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật để nâng cao mức hưởng thụ văn hóa tinh thần của người dân, góp phần bảo tồn và phát huy tối đa các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh.
Từ năm 2010 đến nay, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH, TT và DL) phối hợp các ngành hữu quan tổ chức được 6 lần ngày hội Văn hóa, Thể thao nhân dịp Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay của đồng bào Khmer, gồm liên hoan nghệ thuật quần chúng Khmer, thể thao, trò chơi dân gian, liên hoan ẩm thực truyền thống, triển lãm ảnh, thu hút hàng trăm lượt vận động viên, huấn luyện viên, diễn viên, nghệ nhân tham gia.
Qua đó, đã tái hiện, tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào Khmer với lễ dâng y, lễ dâng bông, lễ cúng trăng, lễ cưới; cùng với đó là quảng bá nhiều món ăn ngon, lạ của đồng bào dân tộc như: bánh tai yến, bánh ống hấp, bánh củ gừng, cốm dẹp.
Ngày hội cũng huy động được nhiều nguồn lực, kinh phí xã hội hóa từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong tỉnh và sự tham gia cổ vũ nhiệt tình, hào hứng, sôi nổi của hàng chục ngàn lượt khán giả Kinh- Hoa- Khmer trong và ngoài tỉnh tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi trong dịp Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay của đồng bào Khmer.
Song song đó, từ năm 2010- 2015, Sở VH, TT và DL tổ chức khoảng 10 lớp bồi dưỡng nghệ thuật truyền thống cho các học viên là đồng bào dân tộc Khmer nâng cao trình độ chuyên môn như: múa trống sa dăm, nghệ thuật tuồng dù kê, ca múa nhạc tổng hợp dân tộc Khmer với hơn 57 học viên tham gia mỗi năm và sở cũng cấp phát hơn 97 đầu sách gồm 372 quyển sách hàng năm phục vụ nhu cầu học tập, tra cứu văn hóa của đồng bào dân tộc ở các xã điểm đặc biệt khó khăn, góp phần giữ gìn, lưu truyền chữ viết cũng như gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào các dân tộc.
Điều đáng chú ý, những năm trở lại đây, Sở VH, TT và DL phối hợp UBND huyện Trà Ôn tổ chức lễ hội Lăng Ông Tiền quân Thống chế Điều bát Nguyễn Văn Tồn với quy mô rộng lớn, nhiều nghi lễ, trò chơi dân gian được khôi phục đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tâm linh và vui chơi giải trí của nhân dân.
Được biết, “Thời gian tới, Sở VH, TT và DL sẽ xây dựng hồ sơ đề nghị Bộ VH, TT và DL xem xét, xếp hạng lễ hội Lăng Ông Nguyễn Văn Tồn là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia; đưa di tích Lăng Ông trở thành một trong những điểm đến tiêu biểu của du lịch tỉnh Vĩnh L
Đồng bào Khmer Vĩnh Long có nhiều lễ hội dân gian như: lễ dâng bông, lễ dâng y, lễ cúng trăng, lễ nhập thần, lễ chúc thọ, lễ hội đua ghe Ngo. Múa lâm thôn, múa trống sa dăm, hát dù kê. Ẩm thực độc đáo với món bún nước lèo, bánh tai yến, cốm dẹp,… tạo nên giá trị văn hóa đặc sắc trong cộng đồng các dân tộc ở Vĩnh Long. |
Bài, ảnh: NGỌC TRẢNG- MINH TÂM
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin