Ở Trung Quốc câu đối tết đã có mấy ngàn năm lịch sử. Hàng năm, trước đêm giao thừa tết âm lịch, bất luận ở nông thôn hay thành thị, nhà nhà đều viết câu đối bằng giấy đỏ dán trước cửa nhà mình. Về nguồn gốc của phong tục tốt đẹp này có truyện thần thoại kể rằng:
Ở Trung Quốc câu đối tết đã có mấy ngàn năm lịch sử. Hàng năm, trước đêm giao thừa tết âm lịch, bất luận ở nông thôn hay thành thị, nhà nhà đều viết câu đối bằng giấy đỏ dán trước cửa nhà mình. Về nguồn gốc của phong tục tốt đẹp này có truyện thần thoại kể rằng:
Từ xửa từ xưa, ở trên trời có một vị Hoàng đế cao nhất trong các vị Hoàng đế. Vị Hoàng đế tối cao này có những 4 mặt rất tôn nghiêm. Người cai quản hết thảy thiên đế 4 phương, cả thần quốc và quỷ quốc.
Việc cai quản quỷ quốc rất khó khăn. Mỗi loại quỷ, lớn nhỏ, thường lang thang dưới trần gian tàn hại dân lành. Để bảo vệ chúng dân ở trần giới, vị Hoàng đế tối cao ra lệnh: Tối đến, khi mọi nhà đóng cửa đi ngủ, quỷ mới được ra khỏi cửa khẩu nước quỷ. Sáng sớm, khi mọi người trở dậy, quỷ phải rời khỏi trần gian, trở về quỷ quốc.
Hai anh em thần núi Đào Đô tên là Sân Su và Úy Lù được Hoàng đế tối cao giao cho trọng trách cai trị nước quỷ. Đào Đô có một cây đào cành lá tòa rộng tới hơn 3.000 dặm. Quả đào cung cấp cho chư tiên, chư thần trên trời dùng quanh năm. Trên ngọn cây đào này có một con Kim Kê (gà bằng vàng) rất lớn đứng. Kim Kê có thể nghe tiếng động cách xa mấy vạn dặm.
Trên ngọn cây dâu ở thiên đình cũng có con Ngọc Kê (gà ngọc) đứng. Mỗi sáng sớm, khi mặt trời mới ló, ánh bình minh bắt đầu chiếu trên mình Kim Kê, nó liền cất tiếng gáy “ó ó o…o”. Nếu trời râm, nghe Ngọc Kê gáy, Kim Kê cũng gáy. Kim Kê gáy là mệnh lệnh gọi quỷ trở về. Lúc này, dân Su và Úy Lù rất uy nghiêm đứng trước cửa nước quỷ, giữa cửa có cắm một cành đào (ở phía Đông Bắc cây đào lớn).
Nếu Sân Su và Úy Lù phát hiện tên quỷ nào về chậm hoặc có dấu hiệu gieo tai họa dưới trần gian là bắt ngay, treo cổ đến chết rồi vứt cho Thần Hổ chuyên ăn thịt quỷ. Bởi vậy, hễ quỷ nhìn thấy Sân Su và Úy Lù là sợ mất mật, nhìn thấy cành đào hồn vía cũng lên mây.
Con người vốn rất thông minh, ai cũng biết điểm yếu của quỷ như vậy, nên cứ trước đêm giao thừa, ngoài việc dán hoặc treo câu đối tết ra, còn dùng gỗ đào khắc hai hình người riêng biệt, tay cầm thừng bện bằng sợi lau (loại thường dùng treo cổ quỷ dữ).
Hai hình nhân này tượng trưng cho Sân Su và Úy Lù được đặt hai bên cửa mỗi nhà, bên trong cửa còn vẽ một con hổ đang nhe răng nanh xòe vuốt, tuợng trưng cho thần Hổ chuyên ăn thịt quỷ. Có nhà còn viết tên San Su và Úy Lù lên cửa.
Đến đầu thế kỷ 26 trước công nguyên, vua Nghiêu và vua Thuấn là hai đấng minh quân, thương dân như con, muốn trừ khử quỷ quái, cho dân ăn tết vui vẻ, và sống một năm mới đầy hạnh phúc, vua Nghiêu ra lệnh đưa những việc trên vào quy định hẳn hoi.
Quy định này tuy có vẻ cứng nhắc nhưng lại rất thuận lòng dân trong thời xa xưa ấy.
Theo thời gian và sự tiến hóa văn minh của xã hội, phong tục nói trên dần đã được nhân dân lược đi những gì mang màu sắc mê tín, giữ lại và mỹ hóa thêm những gì đáng giữ. Câu đối, cành đào… đã trở thành những vật phẩm trang trí mỹ thuật góp phần cho không khí ngày tết thêm xuân và lòng người thêm phấn chấn. l
LÊ HỒNG BẢO UYÊN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin