Họa sĩ "đặc biệt"

06:01, 16/01/2016

Khoe với tôi về tác phẩm "độc đáo" vừa mới hoàn thành, người họa sĩ đang bước vào tuổi người xưa hiếm tự hào kể: "… Đầu năm 2015, tôi hoàn thành tác phẩm chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc người ở bên Pháp bằng chất liệu thân dừa nước kết hợp tre- đây là chất liệu mới đặc trưng cho miền Tây Nam Bộ…".

Khoe với tôi về tác phẩm “độc đáo” vừa mới hoàn thành, người họa sĩ đang bước vào tuổi người xưa hiếm tự hào kể: “… Đầu năm 2015, tôi hoàn thành tác phẩm chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc người ở bên Pháp bằng chất liệu thân dừa nước kết hợp tre- đây là chất liệu mới đặc trưng cho miền Tây Nam Bộ…”.

Họa sĩ Đỗ Năm và bức chân dung Nguyễn Tất Thành- Bác Hồ kính yêu, được làm từ dừa nước và tre.
Họa sĩ Đỗ Năm và bức chân dung Nguyễn Tất Thành- Bác Hồ kính yêu, được làm từ dừa nước và tre.

Họa sĩ Đỗ Năm sinh năm 1939 tại Nam Định. Từ nhỏ, ông đã mê bộ môn Mỹ thuật đến mất ăn, mất ngủ. Năm 20 tuổi, ông xung phong đi bộ đội. Xuất ngũ, ông theo học Trung cấp Mỹ Thuật Hà Nội. Sau đó, ông được điều động về nhận nhiệm vụ tại Nghệ An từ năm 1965.

Đây chính là bước rẽ cuộc đời ông. Năm 1969, trước lúc Bác đi xa, Người có viết một bức thư rất xúc động gửi Đảng bộ, chính quyền quê Bác Nghệ An, trong đó có 2 điều dặn: phải sử dụng người cho đúng việc và phải tự lực vươn lên trong học tập không ngơi nghỉ.

Sau này, Nghệ An đã chọn bức thư này làm di chúc làm theo người. Thấm nhuần lời dạy ấy, ông thi vào ĐH Mỹ thuật Việt Nam năm 1969 và tốt nghiệp năm 1974, sau đó được phân công về công tác tại Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật Hà Nam Ninh.

Năm 1981, ông tình nguyện xung phong vào Nam công tác. Từ đó đến nay, ông lần lượt công tác qua nhiều cơ quan như: Trường Văn hóa nghệ thuật Hậu Giang, Bảo tàng Cần Thơ và nghỉ hưu năm 1989.

Với họa sĩ Đỗ Năm, 2 chủ đề chủ lực và là kim chỉ nam trong sáng tác là hình tượng Bác Hồ và chiến tranh cách mạng Việt Nam. Ông kể, sở dĩ chọn 2 chủ đề trên là muốn lưu giữ cho thế hệ sau quá trình đấu tranh anh dũng của dân tộc và tỏ lòng ngưỡng mộ tôn kính với Bác kính yêu.

Ông có năng kiếu và thành công về thể loại tranh lụa và sơn dầu. Tuy vậy, với các thể loại khác như điêu khắc, sơn mài, ký họa ông cũng khá thành công.

Nét độc đáo ở người nghệ sĩ tài hoa này là bởi ông là họa sĩ đầu tiên cho ra đời hàng chục tác phẩm mỹ thuật bằng dây điện các loại đã được bè bạn gần xa trong và ngoài nước đặc biệt ngưỡng mộ như các tác phẩm “Bác Hồ chúc mừng Bác Tôn”, “Bác Hồ thời trai trẻ ở Paris”, “Bác Hồ với thiếu niên nhi đồng”,…

Họa sĩ Đỗ Năm tâm sự: “… Tôi luôn đi tìm sự mới lạ trong phong cách sáng tác, đi tìm những chất liệu lạ đặc trưng cho vùng đất Nam Bộ để tạo dấu ấn riêng cho mình”.

 
Bộ tranh các đời Tổng Bí thư từ vỏ trái măng cụt.
Bộ tranh các đời Tổng Bí thư từ vỏ trái măng cụt.
 

Biến suy nghĩ thành hành động cụ thể, ông đã sáng tác tranh trên nhiều chất liệu rất độc đáo như tác phẩm “Hồ Chí Minh, người cầm lái cho cách mạng Việt Nam thế kỷ XX” thực hiện trên chất liệu là cây gỗ quao, khắc hàng trăm nhân vật rất công phu, tinh xảo.

Chưa dừng lại ở đó, ông đã cho ra đời tác phẩm “Chiến thắng Tầm Vu” bằng chất liệu 13 loại ngũ cốc miền Nam như: mè đen, đậu nành, đậu đỏ, đậu xanh… Tác phẩm này đã đạt Huy chương bạc Mỹ thuật toàn quốc năm 1987.

Hiện tác phẩm của ông đã có mặt trên nhiều quốc gia khó tính như: Pháp, Thái Lan, Nhật,... Riêng trong nước, ông cũng có nhiều tác phẩm đang trưng bày ở các bảo tàng, nhà văn hóa khắp cả nước như: “Máu thắm đồng Nọc Nạng”, “Biểu tình tại Ô Môn năm 1928”, “Chi bộ đầu tiên tại Cần Thơ”, “Chiến thắng trận Chày Đạp”, “Bè về xuôi”, “Chiến thắng trận Tầm Vu”, …

Theo họa sĩ Đỗ Năm, muốn có tác phẩm hay cần phải “nhập tâm” hóa thân thành nhân vật muốn lột tả. Với các tác phẩm về đề tài Bác thì cần kỹ thuật cao, có “thần” trong tác phẩm nữa. Chỉ riêng bản thân ông đã thực hiện trêm 40 bức tranh chủ đề về Bác đang được phổ biến ở các quốc gia và các nhà bảo tàng, nhà văn hóa trong nước. Chưa dừng lại ở đó, dù đã 77 tuổi nhưng ông vẫn đang miệt mài chế tác bản thảo bằng các nguyên liệu gỗ sầu riêng, gỗ mít và các loại gỗ khác.

Mới đây, ông lại hoàn thành bộ tranh độc đáo với hình tượng các đời Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam, xem đây là món quà chào mừng Đại hội Đảng lần thứ XII với chất liệu là vỏ trái măng cụt.

Ông kể: Măng cụt chín, vỏ có màu tím rất bắt mắt, nhưng khi phơi khô lại bị biến màu. Vì vậy việc xử lý vỏ trái măng cụt cho khô mà vẫn giữ được màu sắc là một chuyện không đơn giản. Sau hơn 3 tháng miệt mài phơi vỏ trái măng cụt và phác thảo tranh theo khổ 30cm x 44cm, ông đã cắt dán và hoàn thành bộ tranh đặc biệt có một không hai tại Việt Nam.

Khả năng sáng tác và ý tưởng “độc đáo” của người họa sĩ đặc biệt này rất đáng trân trọng và khâm phục biết bao!

Bài, ảnh: TRẦN TRẤN GIANG 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh