Một nhà văn sống chung với mèo

09:01, 17/01/2016

Chuyện thường là người sống chung với lũ, với tiếng ồn, với than bụi, chuyện lạ là ở nước ta có một nhà văn nổi tiếng mất cách đây 50 năm mà trước khi qua đời đã có một thời gian 5- 7 năm sống chung với lũ mèo. Người đó là nhà văn Lê Văn Trương.

Chuyện thường là người sống chung với lũ, với tiếng ồn, với than bụi, chuyện lạ là ở nước ta có một nhà văn nổi tiếng mất cách đây 50 năm mà trước khi qua đời đã có một thời gian 5- 7 năm sống chung với lũ mèo. Người đó là nhà văn Lê Văn Trương.

Nhà văn Lê Văn Trương (sinh năm 1906, nguyên quán làng Đồng Nhân- Hà Nội, quê gốc ở tỉnh Hà Đông cũ), sau cùng cha mẹ lên lập nghiệp ở Bắc Giang. Tuổi thơ Lê Văn Trương sống và học tiểu học ở TX Bắc Giang, lớn lên về Hà Nội học trung học ở Trường Bưởi, nay là Trường THPT Chu Văn An được 2 năm thì bị đuổi học vì tham gia phong trào bãi khóa.

Năm 20 tuổi, ông thi đỗ chuyên viên Sở Bưu điện được phân bổ đi làm ở Phnom Penh (Campuchia) nhưng chỉ làm được vài năm, Lê Văn Trương bỏ nghề công chức theo nghề thầu khoán, săn bắn.

Vốn có tư tưởng hám giàu, làm thầu khoán thua lỗ, ông chuyển sang buôn lậu xuyên quốc gia: Thái Lan, Lào, Trung Quốc nhưng đều thất bại cay đắng. Từ 1932, ông bắt đầu bước vào làng văn, làng báo.

Với vốn sống từng trải trên đây, ngoài hợp tác, cộng tác với các báo Trung Bắc Tân, Tiểu thuyết thứ bảy, Phổ thông bán nguyệt san, Ích Hữu, Truyên Bá,… và còn chủ trương ra tờ Ích Hữu đổi mới.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Lê Văn Trương chủ biên tờ báo Việt Nam hồn. Tháng 12/1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông tham gia kháng chiến, rồi vào bộ đội.

Năm 1953 hồi cư về Hà Nội, cộng tác với tờ báo Mới ở Sài Gòn. 7/1954, Lê Văn Trương di cư vào Nam, làm cho Nha Tâm lý chiến Sài Gòn và Đài Phát thanh của ngụy quyền, được vài năm thì ông bị sa thải, trở thành thất nghiệp nghèo túng do chính quyền Diệm dị nghị.

Ông qua đời vào ngày 25/2/1964 ở tuổi 58. Không tính các bài báo, với chỉ riêng tiểu thuyết, truyện ông đã có tới 200 đầu sách được xuất bản, thời kỳ hoàng kim của ông từ 1932- 1953.

Thời kỳ đầu vào nghiệp viết cứ mỗi tuần ông in ra một cuốn, cuốn nào cũng hấp dẫn, khiến độc giả thời đó như Hoàng Nguyên Kỳ đọc gần hết cuốn trước lại lo tiền mua cuốn tiếp theo của Lê Văn Trương. Lê Văn Trương nổi nhất là các cuốn tự truyện: ‘’Trước hoang tàn Đế Thiên Đế Thích, Tôi thầu khoán…’’

Trong đó nhân vật chính gần như nguyên mẫu tác giả… rồi đến các tác phẩm: ‘’Tôi là mẹ” (viết về người vợ cả của ông), “Một người”, “Cánh sen trong bùn”, “Bốn bức tường màu”,…

Do sống phóng túng, lại nghiện ngập nên cuối đời không viết được, Lê Văn Trương nghèo đến nỗi có viết cũng không đủ ăn, lại không có bạn hữu. Vì túng thiếu bạn bè cũng xa lánh…

Ông phải nuôi một lũ mèo làm vui. Thật không ai quý mèo như Lê Văn Trương và nuôi nhiều mèo như Lê Văn Trương. Người ta kể rằng, trong con hẻm nhỏ ở phố Trần Hưng Đạo (Sài Gòn) ông nuôi tới hơn chục con mèo.

Những con mèo sớm tối quanh quẩn bên ông, ông chia sẻ với chúng chút cơm, chút cháo. Lúc ông lâm bệnh nặng phải vào bệnh viện miễn phí. Một số bạn bè đến thăm ông có trở lại ngôi nhà ông ở, thấy lũ mèo phân tán đi kiếm ăn, nhưng khi đưa thi hài ông trở về nhà thì từ đâu lũ mèo lại kéo nhau về, liếm tay chân ông.

Chúng ngửi hơi quen thuộc quanh quẩn bên ông cho đến khi khâm liệm và đưa ông đến nghĩa trang. Sau đó ít ngày, ngôi nhà của Lê Văn Trương đã được thân nhân của ông bán cho chủ khác, lũ mèo lại bỏ đi lang thang.

Chủ mới kể rằng: những đêm mưa gió, lũ mèo ấy lại từ đâu kéo về tụ họp trên mái nhà kêu gào thảm thiết như khóc, như thương hú gọi linh hồn một nhà văn (Theo Hoàng Nguyên Kỳ, báo Văn nghệ số 3 ngày 16/1/1999).

Thế mới biết con mèo cũng thương nhà văn! Lê Văn Trương lúc sống yêu quý, chăm sóc lũ mèo thế nào- nên mới được chúng quyến luyến như vậy?

LÊ HỒNG BẢO UYÊN (Hưng Yên)

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh