Khu vực làng nghề gạch gốm trải dài hơn 30km từ TP Vĩnh Long tới địa phận huyện Long Hồ và huyện Mang Thít. Trong đó, tập trung nhiều nhất tại các xã Nhơn Phú và Mỹ Phước của huyện Mang Thít. Theo các bậc cao niên ở đây, thuở hưng thịnh, làng nghề có gần 2.000 miệng lò hoạt động ngày đêm. Nhờ nghề làm gạch gốm mà “dân ở đây mua đất, cất nhà, con cái học hành đến nơi đến chốn”.
Dẫu đã qua thời vàng son, nhưng di sản làng nghề là những lò nung gạch gốm mang đậm dấu ấn thời gian cùng giá trị văn hóa qua hơn 100 năm tồn tại vẫn còn đó… Mong rằng với những nỗ lực giữ lửa lò từ các nghệ nhân, lao động địa phương, sự đầu tư quy trình sản xuất của doanh nghiệp và quyết tâm từ các cấp chính quyền địa phương, “Vương quốc đỏ” sẽ sớm lấy lại hào quang năm xưa thông qua sức sống mới bừng lên ở miền di sản.
NGỌC LIỄU- TẤN TÂN (thực hiện)
Thuở hưng thịnh, làng nghề có gần 2.000 miệng lò hoạt động ngày đêm. |
Tỉnh Vĩnh Long đang triển khai thực hiện nhiều chương trình, dự án để đánh thức giá trị, tiềm năng của “Vương quốc đỏ”. |
… sẽ được chuyển đổi công năng thông qua các hình thức sáng tạo cảnh quan thiên nhiên và phát huy các lợi thế khác (du lịch văn hóa, ẩm thực, giao thông đường thủy qua hệ thống kênh rạch…). |
Những lò gạch nằm san sát nhau, nhìn từ xa giống như một “vương quốc” với rất nhiều “tòa lâu đài” nép mình bên dòng kênh Thầy Cai yên bình. |
Các lò gạch trở thành “kho báu lộ thiên” với giá trị lịch sử qua hơn 100 năm tồn tại... |
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin