(VLO) Vĩnh Long là một trong số ít địa phương của ĐBSCL có được nhiều di tích, di sản đặc biệt. Bên cạnh đó, là những làng nghề truyền thống mang đậm bản sắc lịch sử, văn hóa địa phương. Đó là niềm tự hào và cũng là những tiềm năng lợi thế phát triển đa lĩnh vực về kinh tế- xã hội.
Những làng nghề có lịch sử hàng trăm năm, trải qua bao nhiêu thăng trầm biến đổi của thời gian, nhưng giờ đây vẫn tiếp tục còn “đỏ lửa”, vẫn tiếp tục song hành cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại.
Ngoài những đóng góp về mặt phát triển kinh tế cho địa phương, công ăn việc làm cho người lao động nông thôn, làng nghề mang giá trị văn hóa phi vật thể vô giá, bởi đó là sự hội tụ, kết tinh của giá trị lao động qua nhiều thế hệ, là tinh hoa của sự sáng tạo qua bao lớp nghệ nhân được giữ gìn truyền đời tồn tại với thời gian.
Nổi bật gần đây, chúng ta có làng nghề tàu hủ ky Mỹ Hòa đã được vinh danh Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đã có nhiều kỳ vọng làng nghề tàu hủ ky sẽ bước vào giai đoạn mới, lan tỏa giá trị văn hóa bản địa đặc thù của Vĩnh Long “bay xa” ra khắp khu vực, cả nước và thế giới.
Cùng với định hướng phát triển sản phẩm du lịch làng nghề, chúng ta rất cần những nghệ nhân được phong tặng, như một chứng nhân cho quá trình phát triển làng nghề, cũng là sự ghi nhận xứng đáng tôn vinh “người truyền lửa” cho làng nghề.
Bên cạnh đó, rất cần những nghệ nhân ẩm thực sẽ là những người tạo nên những đặc sản văn hóa ẩm thực từ làng nghề, đó sẽ là những việc làm không quá lớn lao, nhưng sẽ là một hướng đi quảng bá thương hiệu làng nghề một cách hiệu quả nhất, đặc biệt khi đưa vào chương trình du lịch làng nghề trong tương lai.
Đồng thời tạo thêm sự đa dạng, phong phú cho đặc sản địa phương thông qua những nghệ nhân.
Cùng với đó là Di sản đương đại làng nghề gạch gốm đỏ Mang Thít, cũng rất cần tôn vinh những nghệ nhân giữ nghề, phát triển nghề qua từng giai đoạn, đặc biệt những người đang thực sự còn gắn bó với nghề trong hiện tại.
Nghệ nhân sẽ là những “người kể chuyện” về những câu chuyện văn hóa làng nghề trong những chương trình lễ hội, chương trình tour du ịch trong tương lai.
Những nghệ nhân, những câu chuyện văn hóa làng nghề cần phải được xây dựng và phát triển ngay trong “vùng lõi” của di sản làng nghề, tránh xây dựng tràn lan, lan man trở thành những điểm mang tính “biểu diễn” thiếu đi cái hồn cốt của văn hóa làng nghề.
Hailua@.com
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin