Dân số (DS) là vấn đề lớn của mỗi quốc gia, xuất phát từ quy định sinh con trong mỗi gia đình. Những quy định của Pháp lệnh DS hiện hành khi đã không còn phù hợp nữa, thì cần sớm và mạnh dạn có những thay đổi phù hợp.
(VLO) Dân số (DS) là vấn đề lớn của mỗi quốc gia, xuất phát từ quy định sinh con trong mỗi gia đình. Những quy định của Pháp lệnh DS hiện hành khi đã không còn phù hợp nữa, thì cần sớm và mạnh dạn có những thay đổi phù hợp.
Pháp lệnh DS hiện hành vốn quy định mỗi cặp vợ chồng chỉ được “sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định”.
Quy định này trong thời gian dài góp phần giảm sự gia tăng DS trong điều kiện hoàn cảnh đất nước, đời sống người dân còn nhiều khó khăn từ nhiều thập niên trước; nhưng giờ đây đời sống kinh tế- xã hội đã hoàn toàn thay đổi, đất nước đã phát triển ở tầm mức rất cao so với trước đây.
Đặc biệt, đã xuất hiện những vấn đề mất cân bằng giới tính, sự tăng DS bắt đầu chậm lại và tương lai là vấn đề già hóa DS.
Đó đều là những vấn đề của các nước phát triển đang phải đối mặt, tạo nên áp lực rất lớn, những hệ lụy nặng nề lên mỗi gia đình và toàn xã hội.
Khi đất nước thiếu nguồn lao động nghiêm trọng bởi sự già hóa DS; trong khi tuổi thọ trung bình ngày được tăng lên tỷ lệ thuận với sự phát triển của đất nước, áp lực lên các chính sách hưu trí, an sinh xã hội.
Những quy định về DS khi không còn phù hợp nữa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, tình trạng hôn nhân của từng cá nhân, của mỗi gia đình.
Cùng với đó, sự cộng hưởng tiêu cực của tâm lý lớp trẻ “lười cưới” và khi cưới thì “lười sinh con”, thậm chí tư tưởng không muốn có gia đình, không muốn có con là hiện tượng ngày một “lan rộng” trong giới trẻ, gia đình trẻ có “lối sống hiện đại”, lối sống phi truyền thống.
Và có một thực tế là Pháp lệnh DS không có hiệu lực lên toàn bộ các thành phần xã hội, vẫn có nhiều gia đình càng khó khăn lại có rất đông con, nhưng họ không bị “ràng buộc” bởi quy định sinh con; trong khi nhiều gia đình có đầy đủ điều kiện, kiến thức nuôi dạy con cái thì rất ít con.
Những khu vực kinh tế càng phát triển thì tỷ lệ sinh con rất thấp so với vùng còn khó khăn của nước ta.
Tình trạng gia đình 1 con đang gia tăng càng làm “sống lại” cái định kiến “trọng nam, khinh nữ” và phát sinh hệ lụy chọn giới tính khi sinh.
Theo thống kê, từ năm 2012 đến nay, tỷ số giới tính khi sinh luôn duy trì ở mức trên 112 bé trai/100 bé gái. Nếu tiếp tục duy trì như vậy, đến năm 2050, Việt Nam sẽ có khoảng 2,3-4,3 triệu nam thanh niên khó có cơ hội lấy vợ trong nước, gây hệ lụy nghiêm trọng.
Do đó, mới đây việc Bộ Y tế đề xuất trao quyền tự quyết thời gian, khoảng cách sinh và số con cho các cặp vợ chồng, đảm bảo phù hợp điều kiện sức khỏe, thu nhập là giải pháp có thể giảm thiểu những tác động tiêu cực về vấn đề DS trong tương lai.
NGỌC TRẢNG