Việc kết nối các phương thức vận tải chưa hiệu quả; các trung tâm logistics đóng vai trò kết nối Cần Thơ với vùng và quốc tế chưa được đầu tư, xây dựng… dẫn đến chi phí logistics còn cao, chi phí vận tải chiếm 30-40% giá thành sản phẩm. Điều này làm giảm khả năng cạnh tranh dịch vụ, hàng hóa của các doanh nghiệp Cần Thơ nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung.
Việc kết nối các phương thức vận tải chưa hiệu quả; các trung tâm logistics đóng vai trò kết nối Cần Thơ với vùng và quốc tế chưa được đầu tư, xây dựng… dẫn đến chi phí logistics còn cao, chi phí vận tải chiếm 30-40% giá thành sản phẩm. Điều này làm giảm khả năng cạnh tranh dịch vụ, hàng hóa của các doanh nghiệp Cần Thơ nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung.
Theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), năm 2022, tốc độ tăng trưởng bình quân tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn của ĐBSCL là 8,5%; trong đó, riêng GRDP nông nghiệp của vùng tăng trưởng 3,01%. Khoảng 90% hàng hóa chuyển bằng đường bộ đến các cảng tại TP Hồ Chí Minh và Bà Rịa- Vũng Tàu để xuất khẩu, chỉ khoảng 10% là được chuyển bằng đường thủy. Giá vận tải thủy thấp hơn đường bộ trung bình 30-35%, và có thể lên đến 50%.
Tuy nhiên, điểm nghẽn lớn nhất đối với phát triển kinh tế của ĐBSCL, theo VLA là do hệ thống logistics. Một thống kê vào năm 2022 của VLA cho thấy, tại 13 tỉnh ĐBSCL, có 1.461 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, chiếm khoảng 4,39% cả nước; trong đó, doanh nghiệp logistics chuyên nghiệp rất hạn chế, chủ yếu là các doanh nghiệp nông nghiệp.
Tại diễn đàn logistics Việt Nam 2023 với chủ đề: “Logistics và Chuyển đổi số vùng ĐBSCL” vừa được tổ chức tại Cần Thơ đã chỉ ra vai trò của TP Cần Thơ là rất quan trọng phát triển trung tâm logistics thúc đẩy kết nối hoạt động của cả vùng.
Vì vậy, ông Lê Quang Trung- Phó Chủ tịch VLA Việt Nam, cho rằng cần tăng cường và cải thiện kết cấu hạ tầng logistics (kho bãi và vận chuyển) theo hướng chuyên môn hóa các công đoạn. Đầu tư hệ thống nhà kho thông minh kết hợp công nghệ bảo quản hiện đại đáp ứng nhu cầu lưu giữ kết hợp với đóng gói hàng hóa đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Cần đánh giá tiềm năng, thế mạnh, lựa chọn đối tác, mô hình cho liên kết vùng. Xây dựng và phát triển mạng lưới cung ứng và dịch vụ logistics cho vùng ĐBSCL, nhằm kết nối vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ nhanh nhất, chi phí thấp hơn.
Ngoài ra, nhiều chuyên gia cho rằng, cần đẩy mạnh chuyển đổi số trong logistics để giúp giảm chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ và trải nghiệm khách hàng, tăng tính liên kết trong nội bộ tổ chức và giữa các bên trong chuỗi cung ứng. Từ đó cải thiện hiệu suất, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng, của ngành dịch vụ logistics và toàn bộ nền kinh tế nói chung.
N.HOÀNG