Hãy trao quyền chủ động cho địa phương

07:11, 01/11/2023

Tại các phiên thảo luận của Quốc hội về việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG), đa số đại biểu đánh giá việc thực hiện các chương trình đạt nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập nhất là giải ngân vốn.

Tại các phiên thảo luận của Quốc hội về việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG), đa số đại biểu đánh giá việc thực hiện các chương trình đạt nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập nhất là giải ngân vốn.

Theo đánh giá, việc thực hiện 3 CTMTQG là phù hợp với thực tế, có tác động rất lớn và tích cực đến quá trình phát triển kinh tế- xã hội của các địa phương, nhất là vùng nông thôn vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện cũng còn một số bất cập, như: hệ thống các văn bản chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn còn ban hành chậm, chưa đồng bộ, còn có vướng mắc. Nguồn vốn đầu tư phát triển ngân sách trung ương phân bổ chậm, tỷ lệ đối ứng còn cao gây khó khăn cho một số địa phương. Tiến độ giải ngân vốn ngân sách trung ương năm 2022 và giai đoạn 2021-2025 còn chậm, nhất là vốn sự nghiệp, đến 30/6/2023 mới giải ngân được 9,17% kế hoạch vốn của năm.

Nêu khó khăn về việc giải ngân, đại biểu cho rằng, việc giao vốn chi tiết từng dự án, từng tiểu dự án cũng là nguyên nhân gây khó khăn cho các địa phương. Nhiều tiểu dự án, dự án không có đối tượng hoặc không còn đối tượng nhưng không thể nào điều chuyển vốn được vì liên quan đến việc giao vốn chi tiết. Song song đó, hàng năm cũng vì Trung ương giao dự toán quá chi tiết từng dự án nên các địa phương cũng khó chủ động trong việc điều chỉnh dự toán, đẩy nhanh tiến độ thực hiện cũng như giải ngân do thẩm quyền điều chỉnh lại thuộc thẩm quyền của Trung ương.

Từ thực tế trên, nhiều đại biểu kiến nghị Chính phủ cần sớm khắc phục ngay những bất cập trên để việc triển khai 3 CTMTQG sớm đạt kết quả như mục tiêu đề ra.

Ngoài ra, đề nghị cần có những điều chỉnh phù hợp, trao quyền chủ động hơn cho địa phương trong sử dụng vốn. Theo đó, đại biểu kiến nghị từ năm ngân sách 2024, Trung ương chỉ giao tổng kế hoạch vốn sự nghiệp thực hiện từng CTMTQG và không giao chi tiết đến từng dự án. Nguồn vốn theo từng dự án, lĩnh vực cụ thể các địa phương có thể chủ động trong việc triển khai cũng như đảm bảo kế hoạch giải ngân. Đồng thời, có cơ chế cho các địa phương được điều chỉnh kế hoạch vốn của năm 2023 giữa các dự án để phù hợp với nhu cầu thực tiễn và khả năng giải ngân.

Theo đại biểu, mục tiêu của Quốc hội là mong muốn có được một BCĐ chung để tạo sự phối hợp giữa 3 chương trình đồng bộ nhưng thực tế lại không gặp được nhau, 3 chương trình thực chất vẫn đang chạy song song 3 đường khác nhau do chưa có sự tương đồng với nhau. Do đó, đề nghị nên quy định thống nhất một cơ chế quản lý, sử dụng chung, lồng ghép nguồn vốn ngân sách nhà nước để thực hiện cho 3 CTMTQG.

Đại biểu cho rằng, cần phải thay đổi tư duy ngay bây giờ, không thể chậm được nữa, hãy trao quyền cho địa phương, trước mắt thực hiện thí điểm mỗi tỉnh chọn một huyện.

AN NHIÊN

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh