Văn hóa gắn với phát triển kinh tế- xã hội

06:10, 06/10/2023

Các hoạt động kinh tế- xã hội phải gắn với văn hóa để đạt mục tiêu phát triển bền vững. Đó là nhận định của chuyên gia tại tọa đàm "Văn hóa, kinh tế- xã hội và nhân văn ĐBSCL: Đặc trưng, đổi mới và phát triển" được tổ chức tại Trường ĐH Cần Thơ vừa qua. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ diễn đàn về phát triển bền vững ĐBSCL, tầm nhìn 2045.

 

Các hoạt động kinh tế- xã hội phải gắn với văn hóa để đạt mục tiêu phát triển bền vững. Đó là nhận định của chuyên gia tại tọa đàm “Văn hóa, kinh tế- xã hội và nhân văn ĐBSCL: Đặc trưng, đổi mới và phát triển” được tổ chức tại Trường ĐH Cần Thơ vừa qua. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ diễn đàn về phát triển bền vững ĐBSCL, tầm nhìn 2045.

GS.TS Hà Thanh Toàn- Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ, nhấn mạnh văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng để phát triển đất nước, đồng thời cũng là thước đo, tiêu chí để đánh giá việc phát triển bền vững. Nghị quyết số 120 của Chính phủ nêu rõ: Kiến tạo, phát triển bền vững, thịnh vượng, trên cơ sở chủ động thích ứng, phát huy tiềm năng, thế mạnh, chuyển hóa những thách thức thành cơ hội để phát triển, bảo đảm cuộc sống ổn định của người dân cũng như bảo tồn được những giá trị văn hóa đặc sắc vùng ĐBSCL.

Từ hoạt động nghiên cứu và ghi nhận của JICA, ông Yuichi Sugano- Trưởng đại diện Văn phòng JICA Việt Nam, cho biết ĐBSCL là trọng tâm của Chính phủ Việt Nam trong kế hoạch hành động vì phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu. Thông qua sự hỗ trợ và hợp tác tài chính từ JICA, ĐH Cần Thơ đã xây dựng tổ hợp phòng thí nghiệm công nghệ cao và tiên tiến, phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu chung và hợp tác kỹ thuật hướng tới phát triển trường thành một cơ sở giáo dục, nghiên cứu khoa học và chuyển giao kiến thức xuất sắc.

TS Bùi Thanh Thảo- Trưởng Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Cần Thơ, cho rằng đặc trưng con người văn hóa ĐBSCL là nghĩa khí, hào hiệp, tình cảm, bao dung, năng động, sáng tạo, phóng khoáng, tự do, trách nhiệm, lạc quan, yêu đời, tình nghĩa, mến khách. Để văn hóa là nguồn lực phát triển kinh tế- xã hội ĐBSCL, xu hướng kinh tế hóa văn hóa sẽ tạo ra các ngành công nghiệp văn hóa có thể đem lại nguồn thu, lợi nhuận lớn cho phát triển kinh tế- xã hội của vùng. Vậy nên, cần sử dụng các giá trị, đặc trưng văn hóa ĐBSCL như một sản phẩm hàng hóa đặc biệt trong hoạt động kinh tế.

Theo góc nhìn của TS Lê Thanh Hòa- Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh, văn hóa có thể được tích hợp vào quy hoạch tổng thể vùng, quy hoạch chiến lược và kế hoạch phát triển vùng theo 3 mô hình gồm văn hóa là trụ cột độc lập cho phát triển bền vững; văn hóa là động lực cho phát triển bền vững; văn hóa là nền tảng cho phát triển bền vững.

YÊN HƯƠNG

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh