Sau thời gian dài chờ đợi, cuối cùng ngành du lịch cũng có thêm nhiều hy vọng vào chính sách visa mới sẽ bắt đầu có hiệu lực từ giữa tháng 8/2023. Những quy định thông thoáng hơn và rộng mở ra nhiều quốc gia giúp cho sự thu hút du khách quốc tế đến Việt Nam sẽ có những đột phá.
Sau thời gian dài chờ đợi, cuối cùng ngành du lịch cũng có thêm nhiều hy vọng vào chính sách visa mới sẽ bắt đầu có hiệu lực từ giữa tháng 8/2023. Những quy định thông thoáng hơn và rộng mở ra nhiều quốc gia giúp cho sự thu hút du khách quốc tế đến Việt Nam sẽ có những đột phá.
Một trong những nguyên nhân kiềm hãm sự phát triển và thiếu tính cạnh tranh về nguồn khách du lịch của Việt Nam so với một số nước láng giềng, đã được chỉ rõ là chính sách visa của chúng ta còn quá cứng nhắc.
Điều này đúng, nhưng chưa đủ, trong khi các địa phương, tổ chức, doanh nghiệp du lịch kỳ vọng và cũng đang chộn rộn đón chờ những chu kỳ dòng khách mới mở ra sau khi chính sách mới về visa có hiệu lực.
Nhưng cũng cần xác định rõ ngoài nguyên nhân về visa vẫn còn đó rất nhiều vấn đề cần tiếp tục cải thiện với quyết tâm và sự đồng lòng, đồng bộ giữa các bộ, ngành và địa phương cùng các doanh nghiệp du lịch, mới mong tạo nên sức bật mang tính đột phá trong thu hút nguồn khách quốc tế.
Trước hết, là tính liên kết thường xuyên được nhắc tới như câu nói cửa miệng, rất nhiều hội thảo đặt vấn đề liên kết, nhưng thực tế qua mỗi kỳ hội thảo rồi mọi chuyện đâu vẫn vào đó.
Bởi nói thì nghe… rất hay, nhưng chẳng thấy ai đề ra giải pháp cụ thể, hoặc những ràng buộc cho tính liên kết như thế nào, tính lợi ích các bên như thế nào và cách thức liên kết như thế nào… Và điều quan trọng trong mọi mối liên kết nhóm, liên kết khu vực hay song phương giữa các đơn vị kinh doanh, thì ngoài sự chia sẻ lợi ích thì ai sẽ là người dẫn dắt, người “đứng mũi chịu sào” tạo nên hiệu quả và sự bền vững của liên kết.
Khó khăn hơn là những mối liên kết đa ngành, đa lĩnh vực, chẳng hạn giữa các tổ chức, doanh nghiệp du lịch và các hãng hàng không, giữa các cụm nhà hàng, khách sạn lưu trú và lữ hành, các trung tâm mua sắm… sẽ tạo nên mối liên kết như thế nào?
Nếu trong mùa tăng trưởng du khách thì các hãng lữ hành đưa ra những gói tour ưu đãi, thì hàng không tăng giá, hay tình trạng “chặt chém” đây đó giữa các địa phương, mỗi tác động tiêu cực sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ thương hiệu chung của du lịch Việt Nam.
Trong khi các quốc gia có nguồn khách phát triển mạnh họ thực hiện đồng bộ các mối liên kết đa ngành rất tốt. Vậy ai sẽ là người điều phối mối liên kết này vì lợi ích chung của ngành du lịch? Nói về sự liên kết mà không chỉ ra được những vấn đề cốt lõi này thì mọi chuyện đâu cũng vào đó.
Bên cạnh câu chuyện này, thì vấn đề quảng bá, xúc tiến du lịch ở cấp độ địa phương và cấp độ quốc gia vẫn còn rất yếu và rất hình thức. Trong khi đây chính là kênh quan trọng để xây dựng hình ảnh du lịch của từng doanh nghiệp, du lịch của địa phương và du lịch quốc gia.
Cùng với nhiều vấn đề về ý thức văn hóa, văn minh, giữ gìn vệ sinh công cộng… đòi hỏi vượt ra ngoài lĩnh vực nội ngành du lịch, mà thuộc về công đồng cư dân ở mỗi địa phương. Một hình ảnh môi trường xấu xí sẽ làm mất đi hiệu ứng tốt đẹp từ các cố gắng xuyên suốt của một hành trình tour, của một chương trình, chiến dịch quảng bá đầy tâm huyết và công sức của nhiều người, nhiều ngành đóng góp vào.
Để du lịch trở thành một ngành kinh tế mạnh của một quốc gia, để tạo những bước đột phá mạnh mẽ thu hút nguồn khách quốc tế, câu chuyện đâu chỉ có visa nới rộng chính sách là được.
NGỌC TRẢNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin