Khắc phục tình trạng né tránh, sợ trách nhiệm

05:06, 28/06/2023

Tại cuộc họp báo công bố kết quả Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV tổ chức ngày 27/6, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường nhấn mạnh, một trong những nội dung đáng lưu ý tại Nghị quyết Kỳ họp thứ 5, Quốc hội đã chỉ rõ, tình trạng đùn đẩy, né tránh, thiếu trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức trong thực thi công vụ dẫn đến sự trì trệ trong giải quyết công việc, gây bức xúc trong xã hội.

Tại cuộc họp báo công bố kết quả Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV tổ chức ngày 27/6, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường nhấn mạnh, một trong những nội dung đáng lưu ý tại Nghị quyết Kỳ họp thứ 5, Quốc hội đã chỉ rõ, tình trạng đùn đẩy, né tránh, thiếu trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức trong thực thi công vụ dẫn đến sự trì trệ trong giải quyết công việc, gây bức xúc trong xã hội.

Trước đó, trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế- xã hội, câu chuyện một bộ phận cán bộ còn né tránh, sợ trách nhiệm, đùn đẩy, sợ sai, thậm chí không muốn làm vì không có lợi ích riêng gây ách tắc công việc, cản trở sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước đã làm nóng phiên thảo luận.

Đại biểu đề nghị phải xác định được nguyên nhân của “căn bệnh” này thì mới có thể điều trị bệnh một cách hiệu quả.

Đại biểu cho rằng, trong bất cứ thời điểm nào, bất kỳ cơ quan, đơn vị, địa phương nào cũng tồn tại một số ít cán bộ có bản chất như thế. Vấn đề là đơn vị đó có nhận diện được không và nhận diện được thì xử lý thế nào? Đại biểu đề xuất, giải pháp cấp thiết cần làm ngay là ưu tiên thay thế cán bộ đó bằng những cán bộ tốt, những cán bộ có đủ tâm huyết, trách nhiệm.

Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã nêu “xây dựng đội ngũ cán bộ, trước hết là người đứng đầu có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức trong sáng, năng lực nổi bật, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung, có uy tín cao và thực sự tiên phong, gương mẫu, là hạt nhân đoàn kết”.

Cụ thể hóa chủ trương này, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 14 về “Chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung”.

Theo nhận định, Kết luận số 14 không chỉ góp phần khơi nguồn sáng tạo cho người cán bộ trong mọi mặt công tác và cuộc sống mà còn được coi như tấm khiên/lá chắn để bảo vệ cán bộ phát huy sở trường, tài năng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ được giao trước những khó khăn, thử thách của thực tiễn.

Hơn thế nữa, kết luận đã mở đường để chủ trương này trở thành quy định của pháp luật của Nhà nước, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để khuyến khích và bảo vệ cán bộ.

Do vậy, tại Nghị quyết Kỳ họp thứ 5, Quốc hội yêu cầu Chính phủ đẩy mạnh phân cấp, phân quyền phù hợp đi đôi với tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát; nâng cao trách nhiệm người đứng đầu, khắc phục kịp thời, hiệu quả tình trạng đùn đẩy, né tránh, thiếu trách nhiệm trong một bộ phận cán bộ, công chức, xử lý nghiêm các vi phạm.

Sớm đề xuất ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy định cụ thể cơ chế khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

AN NHIÊN

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh