Tại cuộc họp về cải cách hành chính (CCHC) mới đây, BCĐ CCHC của Chính phủ đánh giá, nhận thức và hành động về CCHC, nhất là cải cách thủ tục hành chính (TTHC), chuyển đổi số có sự lan tỏa ở các cấp, các ngành, các địa phương, nhất là người đứng đầu.
Tại cuộc họp về cải cách hành chính (CCHC) mới đây, BCĐ CCHC của Chính phủ đánh giá, nhận thức và hành động về CCHC, nhất là cải cách thủ tục hành chính (TTHC), chuyển đổi số có sự lan tỏa ở các cấp, các ngành, các địa phương, nhất là người đứng đầu.
Dẫn số liệu chứng minh, thời gian qua các bộ đã cắt giảm, đơn giản hóa gần 2,2 ngàn quy định kinh doanh tại 175 văn bản quy phạm pháp luật. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa gần 1,1 ngàn quy định của 10 bộ, cơ quan. Các bộ đã công khai, cập nhật hơn 17,8 ngàn quy định trên Cổng tham vấn và tra cứu quy định kinh doanh. Ngoài ra, chất lượng dịch vụ công trực tuyến được cải thiện: Đã cung cấp hơn 4,4 ngàn dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Cổng thông tin một cửa quốc gia đã có 250 TTHC của 13 bộ, ngành kết nối với hơn 55 ngàn doanh nghiệp tham gia.
Đặc biệt, thực hiện tốt việc đơn giản hóa TTHC nội bộ gắn với chuyển đổi số, việc gửi, nhận, xử lý hồ sơ trên môi trường điện tử và chuẩn hóa chế độ báo cáo được đẩy mạnh. Năm 2022, kết quả chỉ số CCHC và chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính đều đạt trên 80%, phản ánh đúng thực trạng triển khai công tác CCHC tại các bộ, cơ quan, địa phương.
Tuy nhiên, BCĐ CCHC của Chính phủ cũng thẳng thắn nhìn nhận CCHC vẫn còn tồn tại một số hạn chế: Tiến độ xử lý văn bản quy phạm pháp luật để tháo gỡ các rào cản về thể chế, cơ chế, chính sách tại một số nơi chưa đáp ứng yêu cầu. TTHC trên một số lĩnh vực còn chồng chéo, chưa sát thực tế, còn nhiều rào cản, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp. Nhiều ách tắc, “điểm nghẽn” trong Đề án 06 vẫn chưa được các bộ, ngành, địa phương quan tâm tháo gỡ.
Để sớm tháo gỡ những khó khăn này, BCĐ CCHC của Chính phủ chỉ đạo, các bộ, ngành, địa phương cần xác định đầu tư cho CCHC, cải cách TTHC là đầu tư cho phát triển, coi đây là một nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình.
Tới đây, nhiệm vụ quan trọng và xuyên suốt là mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi địa phương, mỗi cá nhân, tập thể tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ CCHC, cải cách TTHC gắn với chuyển đổi số theo phương châm lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm phục vụ một cách thực chất và hiệu quả hơn; đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu... Thống nhất quan điểm gắn cải cách TTHC với chuyển đổi số; cải cách TTHC đóng vai trò dẫn dắt, ứng dụng công nghệ thông tin là công cụ hiệu quả để thực hiện nhiệm vụ, giải pháp đề ra, thực hiện hiện đại hóa nền hành chính quốc gia.
Ban chỉ đạo CCHC yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phấn đấu một số chỉ tiêu: Nâng cao mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của chính quyền các cấp trong thực hiện TTHC, phấn đấu năm 2023 đạt trên 85%, đến năm 2025 đạt 95%; tỷ lệ giải quyết đúng hạn TTHC đạt trên 90%; đến cuối năm 2023, 50% hồ sơ TTHC được người dân, doanh nghiệp thực hiện trực tuyến từ xa.
AN NHIÊN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin