Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 149 truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp với tập thể lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 149 truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp với tập thể lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Thông báo kết luận cuộc họp này, Thủ tướng cũng yêu cầu tích cực, khẩn trương tổ chức triển khai quyết liệt, hiệu quả Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng để cho vay đối với chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân; kịp thời phối hợp chặt chẽ và thống nhất với Bộ Xây dựng về cách thức, phương thức tổ chức triển khai thực hiện tích cực, khẩn trương đồng bộ, hiệu quả, khả thi, kịp thời.
Theo Nghị quyết số 33/NQ-CP của Chính phủ, trong lúc chờ Quốc hội thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi) để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong phát triển nhà ở nói chung, phát triển nhà ở xã hội nói riêng, Chính phủ xây dựng, trình đề nghị Quốc hội xem xét, ban hành “Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội”. Để hỗ trợ nguồn vốn cho phát triển nhà ở xã hội, đề xuất triển khai Chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng (tương đương khoảng 12% nhu cầu vốn để thúc đẩy thực hiện mục tiêu hoàn thành ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, nhà ở công nhân giai đoạn 2021-2030) để cho chủ đầu tư và người mua nhà với lãi suất thấp hơn khoảng từ 1,5-2%.
Sau đó, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại, trong đó chủ lực là 4 ngân hàng thương mại nhà nước (Agribank, BIDV, Vietcombank, VietinBank) cho vay đối với chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân. Theo đó, thời hạn giải ngân của chương trình đến khi doanh số giải ngân đạt 120.000 tỷ đồng, nhưng không quá ngày 31/12/2030. Lãi suất cho vay áp dụng đến hết ngày 30/6/2023 là 8,7 %/năm đối với chủ đầu tư và 8,2 %/năm đối với người mua nhà.
Mặc dù gói tín dụng 120.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi đã sẵn sàng nhưng các chuyên gia cho rằng sẽ khó có thể giải ngân hiệu quả bởi phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vẫn thiếu nguồn cung.
Vì thế, các chuyên gia nhân định gói tín dụng này chỉ là điều kiện đủ để người dân dễ dàng mua được nhà ở xã hội hơn. Còn theo thực tế hiện nay, điều kiện cần là số lượng nguồn cung dự án nhà ở xã hội thì vẫn còn khan hiếm, đang thiếu rất nhiều.
Bởi vậy, dù gói tín dụng 120.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi đã sẵn sàng nhưng thời gian đầu, các chuyên gia cho rằng sẽ khó có thể giải ngân hiệu quả vì nguồn cung mới chưa được bổ sung nên sẽ không có nhiều dự án nhà ở xã hội để người dân vay tiền mua.
Để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân trong thời gian tới, nhiều ý kiến đề nghị Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật. Cụ thể, về việc dành quỹ đất làm nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, sửa đổi theo hướng khi lập, phê duyệt quy hoạch phải xác định rõ diện tích đất dành để xây dựng nhà ở xây dựng trên phạm vi địa bàn cấp tỉnh và cấp huyện; đảm bảo quỹ đất…
AN NHIÊN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin