Khẩn trương triển khai thực hiện chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng để chỉ đạo các ngân hàng thương mại cho chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ vay với lãi suất ưu đãi theo Nghị quyết số 33/NQ-CP.
Khẩn trương triển khai thực hiện chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng để chỉ đạo các ngân hàng thương mại cho chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ vay với lãi suất ưu đãi theo Nghị quyết số 33/NQ-CP.
Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Văn bản số 178 ngày 27/3/2023 yêu cầu Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước cùng vào cuộc để thúc đẩy phát triển và tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản. Thủ tướng đề nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư dự án bất động sản, người mua nhà tiếp cận nguồn vốn tín dụng; tiếp tục dành vốn tín dụng cho các dự án bất động sản đủ điều kiện pháp lý, có khả năng tiêu thụ sản phẩm và đảm bảo kế hoạch trả nợ…
Thúc đẩy sớm triển khai gói hỗ trợ 120.000 tỷ đồng được kỳ vọng tăng nguồn lực phát triển nhà ở xã hội. Cùng với đó, đơn giản hóa các thủ tục, tạo thuận lợi phát triển nhà ở xã hội cũng là hướng giải pháp tạo “Đột phá phát triển nhà ở xã hội”, chủ đề hội thảo do Báo Người Lao động tổ chức ngày 28/3.
Các ý kiến từ hội thảo này cho rằng, một trong những vướng mắc trong phát triển nhà ở xã hội là về vốn. Công nhân, người lao động không thể mua được nhà với lãi suất 9-10%. Các doanh nghiệp phản ánh vấn đề thủ tục hành chính để thực hiện các dự án nhà ở xã hội tại các địa phương thường kéo dài, nhất là ở các thành phố lớn… Do vậy, người đứng đầu các địa phương cần xác định phát triển nhà ở xã hội là nhiệm vụ chính trị và quyết tâm phải làm.
Theo TS Cấn Văn Lực, để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội một cách bền vững trong thời gian tới, đầu tiên phải thay đổi quan điểm và cách tiếp cận. Phải coi đây là chính sách mang ý nghĩa về kinh tế và an sinh xã hội. Cần xây dựng một đề án tổng thể, căn cơ, bài bản; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, khung pháp lý. Chính phủ cần nhanh chóng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong khu quy hoạch, thủ tục xét duyệt và quỹ đất. Quyết liệt tạo lập nguồn vốn bền vững, đồng thời phát triển hệ thống thông tin, dữ liệu về nhà ở xã hội, cũng như ngăn ngừa các hành vi trục lợi chính sách nhà ở xã hội.
YÊN HƯƠNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin