Tại Hội thảo khoa học quốc gia về "Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị- những vấn đề lý luận và thực tiễn" mới đây, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng- Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho biết, Hội nghị Trung ương 6 sắp tới, Đề án "Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị" được trình để BCH Trung ương thảo luận, cho ý kiến. Đây là một đề án rất quan trọng, có ý nghĩa nhiều mặt đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị.
Tại Hội thảo khoa học quốc gia về “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị- những vấn đề lý luận và thực tiễn” mới đây, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng- Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho biết, Hội nghị Trung ương 6 sắp tới, Đề án “Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị” được trình để BCH Trung ương thảo luận, cho ý kiến. Đây là một đề án rất quan trọng, có ý nghĩa nhiều mặt đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị.
Theo đánh giá, xuyên suốt quá trình lịch sử, Đảng ta đã không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo, phù hợp với từng giai đoạn cách mạng. Tuy nhiên, việc đổi mới nhìn chung vẫn còn chậm, thế nên việc tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị trong điều kiện mới là một nội dung quan trọng trong 10 nhiệm vụ xây dựng Đảng mà Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra, nhằm đáp ứng yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới đất nước.
Có thể khẳng định, Đảng là hạt nhân, là trung tâm của hệ thống chính trị Việt Nam, đồng thời là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Trong điều kiện Đảng duy nhất cầm quyền, sứ mệnh này có ảnh hưởng to lớn, trực tiếp đến phương thức hoạt động của cả hệ thống chính trị, đến vai trò, vị thế và uy tín của Đảng.
Đóng góp thêm các giải pháp tại hội thảo, đại biểu cho rằng khi xây dựng, ban hành nghị quyết cần dựa trên căn cứ khoa học, phân công cấp ủy viên có kiến thức, kinh nghiệm tham gia phản biện; cần bảo đảm nguồn lực thực hiện và cá thể hóa trách nhiệm để nghị quyết sớm đi vào cuộc sống. Ngoài ra, cần đổi mới cải cách hành chính trong Đảng; đẩy mạnh chuyển đổi số, coi đó là phương tiện, công cụ để đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, giúp chuyển tải chủ trương, đường lối của Đảng đến người dân một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Song song đó, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng phải xuất phát từ con người cán bộ, quan trọng nhất là cán bộ phải có năng lực, đạo đức và bản lĩnh; muốn vậy phải đánh giá chính xác, lựa chọn đúng cán bộ; phải quan tâm xây dựng cơ chế, môi trường để cán bộ yên tâm cống hiến, hết lòng hết sức vì nhiệm vụ.
Trong quá trình lãnh đạo, cấp ủy, tổ chức đảng cần thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, gắn với hoàn thiện quy trình, quy chế làm việc; phát huy vai trò của người đứng đầu; đồng thời phải tạo dựng khuôn khổ pháp lý, quy định để cán bộ không dám và không thể tham nhũng, tiêu cực.
AN NHIÊN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin