Tầm nhìn mới cho ĐBSCL

05:05, 12/05/2022

Thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW (ngày 20/1/2003) của Bộ Chính trị và Kết luận 28-KL/TW (ngày 14/8/2012) của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế- xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ÐBSCL, thời gian qua khu vực này đã đạt kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực.

(VLO) Thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW (ngày 20/1/2003) của Bộ Chính trị và Kết luận 28-KL/TW (ngày 14/8/2012) của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế- xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ÐBSCL, thời gian qua khu vực này đã đạt kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực.

GRDP vùng ĐBSCL năm 2020 đạt 596.000 tỷ đồng, xếp thứ 4 trong 7 vùng kinh tế cả nước; đóng góp gần 12% vào tổng GDP cả nước.

Thời gian qua, Trung ương đã dành nhiều nguồn lực đầu tư cho phát triển khu vực này. Các địa phương trong vùng cũng đã chủ động, tích cực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Giai đoạn 2011- 2020, số doanh nghiệp thành lập mới đã tăng gần 2 lần so với giai đoạn trước đó, từ 5.708 doanh nghiệp năm 2011 tăng lên 10.360 doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2020.

Ðến cuối năm 2020, toàn vùng có 1.695 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực, vốn đăng ký trên 27,25 tỷ USD.

Giai đoạn 2004- 2020, tổng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước đầu tư tại vùng là 385.908 tỷ đồng; trong đó đầu tư cho lĩnh vực giao thông vận tải nhiều nhất với 109.244 tỷ đồng, chiếm 25% tổng vốn đầu tư giao thông cho cả nước.

Bên cạnh, chất lượng tăng trưởng được nâng lên rõ rệt, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh. Theo nhận định của Ban Kinh tế Trung ương, vùng ĐBSCL từng bước khẳng định vai trò trung tâm năng lượng của cả nước, quản lý quy hoạch cải thiện; nhiều công trình đầu tư cho đô thị đã phát huy hiệu quả.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì tiềm năng, lợi thế khu vực này chưa được phát huy tương xứng, cần cú hích mới để tiến đến phát triển một cách bền vững.

Theo định hướng, tăng trưởng GRDP giai đoạn 2021- 2030 của khu vực đạt mức 10,5%; dịch vụ chiếm 38,5%, công nghiệp- xây dựng 37,2%, nông nghiệp 20%... Ðể đạt mục tiêu này, rất nhiều nguồn lực và tư duy đổi mới.

Theo TS. Trần Hữu Hiệp- chuyên gia kinh tế, cần có cơ chế, chính sách đảm bảo cho sự phát triển vùng, đáp ứng các thách thức mới. Đặc biệt là nhìn sự phát triển của đồng bằng với tư duy tích hợp, phát huy nguồn lực tại chỗ, biến các thách thức thành cơ hội.

Việc huy động, bố trí nguồn lực cần xác định đâu là nhiệm vụ trọng tâm, địa chỉ chịu trách nhiệm từng đầu việc và thời hạn hoàn thành. Bên cạnh, ưu tiên vốn cho các công trình đầu tư công, phát triển nguồn nhân lực và đổi mới công nghệ; đảm bảo vững chắc quốc phòng, an ninh, hợp tác để phát triển một cách bền vững.

N. HOÀNG

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh