An toàn cho trẻ đặt lên trên hết

09:03, 05/03/2022

Đề cập việc tiêm vắc xin cho trẻ 5- 11 tuổi tại Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2/2022 (diễn ra hôm 3/3), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho rằng: Đây là vấn đề rất quan trọng và phải thận trọng từng bước. Bộ Y tế cũng đã rất thận trọng, phải tham khảo kinh nghiệm của nhiều quốc gia và phải đặt tính an toàn lên trên hết.

Đề cập việc tiêm vắc xin cho trẻ 5- 11 tuổi tại Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2/2022 (diễn ra hôm 3/3), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho rằng: Đây là vấn đề rất quan trọng và phải thận trọng từng bước. Bộ Y tế cũng đã rất thận trọng, phải tham khảo kinh nghiệm của nhiều quốc gia và phải đặt tính an toàn lên trên hết.

Trả lời báo chí, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nói: “Chính phủ đã có Nghị quyết đồng ý mua vắc xin tiêm cho trẻ từ 5- 11 tuổi với số lượng 21 triệu liều tiêm cho khoảng 11,9 triệu trẻ với 2 mũi tiêm. Thủ tướng cũng đã có Quyết định cho phép Bộ Y tế mua vắc xin theo cơ chế đặc thù. Đặc biệt, chúng tôi đã lấy ý kiến cộng đồng, nhất là phụ huynh học sinh từ 5- 11 tuổi, trong đó tỷ lệ phụ huynh đồng ý cao tiêm cho trẻ khoảng 78%. Như vậy, cùng với khảo sát của Ban Tuyên giáo, Bộ Y tế nhận thấy, cơ bản người dân rất đồng tình với việc tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho trẻ ở nhóm tuổi này”.

Cũng theo Bộ trưởng, Bộ Y tế đã làm việc với hãng Pfizer để xây dựng dự toán và kế hoạch, phấn đấu trong tháng 3 này, chúng ta đưa được 7 triệu liều vắc xin Pfizer về tiêm cho trẻ. Trong quý IV, đưa số vắc xin còn lại về Việt Nam. Tuy nhiên, thời gian tiêm sẽ kéo dài sang năm sau, vì sau tiêm mũi 1 sẽ phải có thời gian để tiêm mũi 2.

Thông tin tại phiên họp cho thấy, đến nay, nước ta đã tiếp nhận 218 triệu liều vắc xin, tiêm gần 202 triệu liều; người từ 18 tuổi trở lên có tỷ lệ tiêm mũi 1, 2, 3 tương ứng là 100%, 97,9%, 34,5%; trẻ từ 12- 17 tuổi tiêm mũi 1, 2 đạt tỷ lệ 98,7%, 93,3%. Tuy nhiên, các thành viên Chính phủ cũng cho rằng, dịch COVID-19 vẫn đang lây lan nhanh, cả nước ghi nhận nhiều chuỗi lây nhiễm trong cộng đồng (đặc biệt tại Thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Bắc). Ở một số địa phương xuất hiện tình trạng “loạn giá” thuốc, trang thiết bị y tế phòng chống dịch...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu cần tiếp tục kiểm soát hiệu quả dịch bệnh và thực hiện nghiêm các công thức, phương châm phòng chống dịch đã được tổng kết. Bộ Y tế đánh giá chính xác tình hình dịch bệnh, có các biện pháp phù hợp, hiệu quả để tiến tới bình thường hóa với dịch bệnh, xem COVID-19 là bệnh đặc hữu. 

LÝ AN

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh