Trước tình trạng hơn 3.000 xe thanh long phải quay đầu về bán tại thị trường nội địa mà không thể xuất sang Trung Quốc 10 ngày nay, hôm 10/1, Bộ Công thương đã gửi văn bản đề nghị Bộ Nông nghiệp- PTNT, UBND các tỉnh, vùng trồng phối hợp triển khai một số nội dung: rà soát, thực hiện nghiêm túc các quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, an toàn thực phẩm; tăng cường quản lý chặt chẽ để đảm bảo quy trình sản xuất an toàn theo yêu cầu phòng chống dịch COVID-19.
(VLO) Trước tình trạng hơn 3.000 xe thanh long phải quay đầu về bán tại thị trường nội địa mà không thể xuất sang Trung Quốc 10 ngày nay, hôm 10/1, Bộ Công thương đã gửi văn bản đề nghị Bộ Nông nghiệp- PTNT, UBND các tỉnh, vùng trồng phối hợp triển khai một số nội dung: rà soát, thực hiện nghiêm túc các quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, an toàn thực phẩm; tăng cường quản lý chặt chẽ để đảm bảo quy trình sản xuất an toàn theo yêu cầu phòng chống dịch COVID-19.
Theo thông tin từ báo chí, phía Trung Quốc kiểm dịch rất chặt hàng hóa nhập khẩu. Nếu trên bao bì hay hàng hóa phát hiện vi rút SARS-CoV-2 thì lại tiến hành đóng cửa khẩu, phòng dịch.
Theo Bộ Công thương, nếu các tỉnh không phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp- PTNT triển khai hướng dẫn các nhà vườn, thương lái, doanh nghiệp thực hiện quy trình đảm bảo an toàn phòng chống dịch COVID-19 trong hoạt động sản xuất, đóng gói và vận chuyển nông sản hoặc tạm trữ thanh long tại các kho lạnh thì đầu ra cho xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ còn rất khó.
Mặt khác, ngành nông nghiệp nên từng bước tìm về thị trường nội địa và cần có sự can thiệp của Nhà nước.
Trước hết, là cần đầu tư mạnh hơn cho nghiên cứu giống cây trồng và kỹ thuật canh tác để cải thiện năng suất và chất lượng nông sản; nghiên cứu và phát triển các loại nông sản có khả năng thay thế dần nguồn nguyên liệu nhập khẩu để làm thức ăn chăn nuôi; và sau cùng là chính sách đủ mạnh để khuyến khích doanh nghiệp chế biến sử dụng nông sản trong nước làm nguyên liệu đầu vào thay cho hàng nhập khẩu.
Tại hội nghị tổng kết ngành nông nghiệp- PTNT, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng giải pháp lâu dài, căn cơ là phải thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch với các sản phẩm đủ tiêu chuẩn.
Phải triển khai bài bản, đồng bộ các nhiệm vụ trong tất cả khâu, từ quy hoạch, dự báo thị trường, vùng nguyên liệu, ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực chế biến, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, mẫu mã, bao bì, nhãn mác sau thu hoạch, giải pháp về thị trường, vốn cho người nông dân và doanh nghiệp...
“Đây là những vấn đề rất cơ bản, cần lộ trình để giải quyết với sự chia sẻ, chung tay của các bên và sự hợp tác quốc tế. Không thể “đường mòn lối mở” mãi”- Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.
YÊN HƯƠNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin