Từ một ngành đạt tăng trưởng trên 2 con số, đóng góp hiệu quả, quan trọng với hơn 9% GDP cả nước, nhưng khi đại dịch bùng phát, ngành du lịch gần như "tê liệt". Năm 2020- 2021, lượng khách quốc tế giảm 80- 90%, lượng khách còn lại chủ yếu là chuyên gia, lao động kỹ thuật cao.
(VLO) Từ một ngành đạt tăng trưởng trên 2 con số, đóng góp hiệu quả, quan trọng với hơn 9% GDP cả nước, nhưng khi đại dịch bùng phát, ngành du lịch gần như “tê liệt”. Năm 2020- 2021, lượng khách quốc tế giảm 80- 90%, lượng khách còn lại chủ yếu là chuyên gia, lao động kỹ thuật cao.
Hầu hết các doanh nghiệp du lịch đã phải đóng cửa, cạn kiệt nguồn lực về tài chính. Một lực lượng không nhỏ lao động du lịch phải chuyển sang các ngành nghề khác…
Với nỗ lực, quyết tâm chống dịch của cả hệ thống chính trị và toàn dân, đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 ở nước ta đã cơ bản được kiểm soát.
Từ “không COVID-19”, Việt Nam đã chuyển sang thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả, đưa sản xuất kinh doanh thích nghi với điều kiện bình thường mới, trong đó có ngành du lịch.
Đầu tháng 9/2021, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành kế hoạch triển khai các chính sách, biện pháp kích cầu, phục hồi hoạt động du lịch, lữ hành, trước mắt tập trung cho thị trường khách nội địa nhằm thực hiện “mục tiêu kép”.
Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã nhanh chóng phát động “Chương trình khôi phục du lịch nội địa toàn quốc khắc phục hậu quả đại dịch COVID-19 lần 4” với chủ đề “Kết nối xanh du lịch Việt Nam”.
Một số tour du lịch tại nhiều tỉnh- thành phía Nam đã được thực hiện đến các di tích lịch sử, làng nghề, khu du lịch sinh thái xứ dừa Bến Tre, du lịch thuộc vùng Đồng Tháp Mười, mùa nước nổi ở tỉnh Long An…
Phục hồi du lịch không đồng nghĩa với việc quay trở lại ngày hôm qua với những sản phẩm, trải nghiệm quen thuộc, mà cần có những sáng tạo mới.
Nhiều cơ sở kinh doanh du lịch tỉnh Vĩnh Long cũng nhanh chóng thích nghi điều này, khi ngoài việc phải đa dạng hóa sản phẩm, giảm giá, cam kết an toàn trong phục vụ, đồng thời đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá hình ảnh về cơ sở của mình.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tạo lập và vận hành hiệu quả nhóm Zalo lưu trú, lữ hành, hỗ trợ kỹ thuật cập nhật thông tin lên cổng thông tin du lịch tỉnh. Qua đó, kịp thời cung cấp, tiếp nhận thông tin, hỗ trợ liên tục các đơn vị kinh doanh.
Nhiều cơ sở du lịch cũng chủ động quảng bá, giới thiệu sản phẩm đặc trưng của cơ sở mình thông qua Cổng thông tin du lịch tỉnh và mạng xã hội như Facebook, Youtube, Tik Tok,… Đồng thời chuẩn bị mọi mặt tốt nhất với mong muốn đưa khách du lịch trở lại thời gian sớm nhất.
N. HOÀNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin