Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều chợ bị đóng cửa, một số siêu thị phải tạm dừng thì shipper (người giao hàng) trở thành "huyết mạch" vận chuyển các thứ cần thiết cho đời sống người dân.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều chợ bị đóng cửa, một số siêu thị phải tạm dừng thì shipper (người giao hàng) trở thành “huyết mạch” vận chuyển các thứ cần thiết cho đời sống người dân.
Gần đây có ý kiến cho rằng nên cấm hoạt động đội ngũ này. Và nếu điều này xảy ra đồng nghĩa người dân sẽ phải tự mình đi mua hàng thiết yếu, số người ra đường, lượng tiếp xúc sẽ nhiều hơn, một khi có ca nhiễm bệnh việc truy vết cũng vất vả hơn.
Vậy quản lý đội ngũ này bằng phương thức, giờ giấc, địa điểm… giao hàng đang được nhiều địa phương thực hiện.
Mới đây, UBND TP Hồ Chí Minh yêu cầu các đơn vị cung ứng dịch vụ shipper chủ động thực hiện ngay việc rà soát đội ngũ nhân viên giao hàng của đơn vị và thực hiện điều chỉnh giảm 10% số lượng nhân viên.
Đối với đặc điểm nhận diện đội ngũ shipper, ngoài các giải pháp nhận diện như hiện nay (thông qua đồng phục, thùng hàng, logo doanh nghiệp...), các đơn vị chủ động triển khai ngay việc làm bảng tên thẻ cứng có hình và xác nhận của công ty cho từng shipper và ứng dụng công nghệ nhận diện shipper thông qua mã QR Code hiển thị đầy đủ các thông tin về shipper; phương tiện; chi tiết hàng hóa thiết yếu được vận chuyển...
Ngoài ra, các đơn vị cần chủ động phối hợp với các cơ quan y tế tổ chức xét nghiệm nhanh theo định kỳ; đồng thời trang bị chai xịt khuẩn cho shipper để khử khuẩn trong quá trình giao nhận hàng hóa; công bố thông tin số điện thoại đường dây nóng của đơn vị để các lực lượng chức năng phối hợp, hỗ trợ, kiểm tra xác minh xử lý khi cần thiết.
Tại Vĩnh Long mới đây, UBND thành phố khuyến cáo mỗi shipper chỉ hoạt động một địa bàn nhất định. Riêng các shipper không có đơn vị nào quản lý, yêu cầu tạm ngưng hoạt động đến hết ngày 1/8/2021.
Việc cấm hoạt động shipper không chỉ gián đoạn hệ thống lưu thông, tạo ra nguy cơ lây nhiễm cao hơn do người dân phải trực tiếp đi mua hàng, mà còn dẫn đến làm giảm lượng bán hàng của các cửa hàng, từ đó thu hẹp nền kinh tế.
Từ đó có thể thấy, thay vì “cấm”, nên cân nhắc mọi yếu tố lợi hại, đưa ra các phương án linh hoạt như các địa phương đã làm, hàng hóa lưu thông nhưng vẫn đảm bảo an toàn dịch bệnh- được cho là “vẹn cả đôi đường” trong lúc khó khăn hiện nay.
N. HOÀNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin