Khoai tới lứa, chú Ba Đức ở vùng khoai Bình Tân cầm điện thoại alô cho thương lái tới đặt cọc và cho ngày dỡ khoai. Còn tại cánh đồng lúa ở Vũng Liêm, cô Hai Lành cũng gọi "anh lái ơi lúa chín rồi" ra coi đồng, cho giá và cho luôn ngày cắt...
Khoai tới lứa, chú Ba Đức ở vùng khoai Bình Tân cầm điện thoại alô cho thương lái tới đặt cọc và cho ngày dỡ khoai. Còn tại cánh đồng lúa ở Vũng Liêm, cô Hai Lành cũng gọi “anh lái ơi lúa chín rồi” ra coi đồng, cho giá và cho luôn ngày cắt...
Đó là phương thức chủ yếu nông dân bán sản phẩm của mình làm ra, lúa khoai bán tươi tại ruộng, trái cây bán mão cả vườn, ngã giá và chốt cọc ngay trên đồng. Nông dân chỉ nhận tiền tươi bỏ túi coi như giao dịch thành công. Sau đó, củ khoai, trái xoài của mình được bán ở đâu, chất lượng thế nào, được thị trường tiếp nhận ra sao, người ta ăn tươi hay chế biến món gì… nông dân hầu như không hề biết. Vụ lúa nối vụ khoai, mùa xoài tới mùa nhãn… đều qua tay thương lái “mua giùm”, cho tới khi “anh lái lặn mất tăm” mới hoảng hốt “bán cho ai đây?”
Từ thực tế “giải cứu” khoai lang và điệp khúc của nhiều loại nông sản thừa hàng dội chợ, được mùa mất giá cứ lặp đi lặp lại. Sản xuất nông nghiệp luôn trong trạng thái thấp thỏm lo âu, cứ bị động với bài toán đầu ra nan giải.
Trở lại vùng khoai Bình Tân, tổng diện tích khoai hàng năm 12.000- 13.000ha, sản lượng khoảng 350.000 tấn, nhưng hiện chỉ có 1 nhà máy chế biến tiêu thụ hơn 2.000 tấn/năm, trong khi chỉ 10% lượng khoai tiêu thụ qua 14 hợp tác xã trên địa bàn, còn lại 90% được tiêu thụ ở “thị trường tự do”. Điều này, đặt ra nhiều lo âu rủi ro trên nhiều phương diện từ quản lý sản xuất, cơ cấu giống, mùa vụ đến chất lượng của sản phẩm khoai lang. Bởi không chỉ do năm nay dịch COVID-19 không bán được, trong quá khứ, giá khoai lang cũng từng rớt tận đáy do phụ thuộc thị trường Trung Quốc và chưa đi được đường xuất khẩu chính ngạch.
Không phải bây giờ mà từ nhiều năm trước, việc “giải cứu” nông sản đã có. Hiện nay, các bộ ngành liên quan cũng đang chung tay tìm đầu ra cho nông sản Việt Nam, phát triển thị trường cả trong và ngoài nước.
Để giải quyết những bất cập trong liên kết sản xuất, chế biến nông sản, Nhà nước nên có cơ chế khuyến khích, thu hút đầu tư hoặc thậm chí nếu cần, dùng ngân sách đầu tư “mồi” vào hệ thống bảo quản và chế biến nông sản. Nông dân được mùa, không được giá… có thể “ký gửi” với chi phí ưu đãi vào kho lạnh của Nhà nước hoặc của doanh nghiệp được Nhà nước khuyến khích đầu tư kho bãi, chờ đến khi có giá bán tốt hơn. Những giải pháp đó, cùng với việc nỗ lực chủ động mở rộng thị trường, thì nông sản Việt Nam mới có điều kiện phát triển bền vững hơn.
AN HƯƠNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin