Nam Bộ đã có mưa. Những cơn mưa chuyển mùa làm hạ nhiệt cái nóng oi bức. Nhưng cơn mưa luôn đi kèm giông lốc khiến nhà tốc mái, cây cối ngã đổ nguy hiểm đến tính mạng con người, nhất là ở các đô thị.
Nam Bộ đã có mưa. Những cơn mưa chuyển mùa làm hạ nhiệt cái nóng oi bức. Nhưng cơn mưa luôn đi kèm giông lốc khiến nhà tốc mái, cây cối ngã đổ nguy hiểm đến tính mạng con người, nhất là ở các đô thị.
Trải qua mùa nắng nóng, có nơi lên đến 400C và có xu hướng nhiệt độ “năm sau luôn cao hơn năm trước”. Để không biến thành lò lửa, các thành phố đều đã và đang nghiên cứu, áp dụng các giải pháp nhằm giảm sức nóng đô thị. Trong đó, trồng cây- tạo những mảng xanh cũng là một cách được tính tới hàng đầu.
Đi dưới những hàng cây xanh lâu năm, chúng ta luôn có cảm giác mát mẻ dễ chịu và do vậy, hầu hết các đô thị luôn dành phần trồng cây xanh trên vỉa hè các tuyến đường nội ô. Cây xanh đô thị đa dạng chủng loại, cây cổ thụ già cỗi, vài chục năm tuổi hay mới trồng cũng có. Tuy nhiên, thực trạng nhiều cây xanh đổ ngã, bật gốc… thiệt hại tính mạng và tài sản của người dân, đang đặt ra nhiều vấn đề về lựa chọn cây trồng phù hợp, chăm sóc theo dõi và nhất là có nên tính tuổi để cho cây xanh “nghỉ hưu”?
Nhiều vụ việc người dân bị cây gãy đổ gây tử vong, thương tích… làm dấy lên băn khoăn, chất vấn trách nhiệm thuộc về cơ quan nào và giải quyết theo hướng bồi thường hay hỗ trợ. Những hiểm họa “từ trên cây rơi xuống” cứ liên tiếp xảy ra gây tâm lý bất an cho người dân đi trên các con đường có cây xanh mỗi khi trời chuyển mưa, gió mạnh.
Thực tế là ngành cây xanh chủ yếu thăm khám các khiếm khuyết, sâu bệnh (dựa vào kinh nghiệm) rồi đề xuất thay mới từng cây chứ chưa có nghiên cứu về việc thay thế đại trà, cho các cây cổ thụ được “nghỉ hưu”. Có những cây dù xanh tốt bên ngoài nhưng bên trong đã mục ruỗng, hư hại hoặc bộ rễ mục nằm dưới lòng đất mà không hay.
Ở TP Hồ Chí Minh từng thử nghiệm dùng máy siêu âm để phát hiện các dấu hiệu sâu bệnh của cây xanh; song nhiều chuyên gia lâm nghiệp cho rằng máy này hiệu quả hơn đối với việc kinh doanh gỗ, không thích hợp để chăm sóc cây xanh đô thị.
Trong khi chờ đợi những giải pháp khoa học hiệu quả, việc thay thế, loại bỏ cây xanh cổ thụ nguy hiểm, là việc cần làm ngay. Nhất là trong điều kiện biến đổi khí hậu, giông gió, mưa bão rất khó lường hiện nay. Đừng vì cây xanh là “chứng nhân lịch sử”, “linh hồn” của phố… mà tiếc, mà vương vấn đến khi cây ngã đổ thì đỡ không kịp.
Cây xanh dễ thương đáng quý bao nhiêu cũng không bằng tính mạng con người!
TRẦN PHƯỚC
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin