Tính đến thời điểm này, các địa phương đã hoàn tất việc lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú đối với các ứng cử viên ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và đại biểu HĐND các cấp.
Tính đến thời điểm này, các địa phương đã hoàn tất việc lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú đối với các ứng cử viên ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và đại biểu HĐND các cấp.
Cử tri nơi cư trú là người gần gũi nhất đối với các ứng cử viên, do vậy ý kiến của họ được xem là “phép thử” quan trọng về năng lực, uy tín, trí tuệ, phẩm chất đạo đức của ứng viên.
Không phải hội nghị cử tri nơi cư trú nào ứng cử viên cũng nhận được sự đồng thuận, nhất trí cao. Tại Vĩnh Long có một trường hợp ứng cử ĐBQH và HĐND có số tín nhiệm của cử tri rất thấp (lần lượt 8,82% và 16,2%) đã bị loại ra khỏi danh sách hiệp thương lần 3; tại TP Hồ Chí Minh, có 11/50 trường hợp được giới thiệu ứng cử ĐBQH có tỷ lệ tín nhiệm của cử tri nơi cư trú đạt dưới 50%, cũng đã bị loại khỏi danh sách... Điều này cho thấy các cuộc lấy ý kiến cử tri đã diễn ra rất nghiêm túc, không hề hình thức.
Tới đây, sau khi danh sách các ứng cử viên chính thức được công bố, từng ứng cử viên mỗi cấp sẽ trình bày chương trình hành động của mình trước cử tri và đi vận động bầu cử. Theo Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, dân trí của cử tri ngày càng cao, những gửi gắm mong muốn của cử tri ngày càng cụ thể, kỳ vọng cao hơn, do đó, yêu cầu đặt ra đối với mỗi ứng cử viên là rất lớn.
Vì vậy, các ứng cử viên dựa trên thế mạnh của bản thân, cố gắng tìm hiểu tình hình tại địa phương, để trao đổi với cử tri một cách hợp lý. Và điều cử tri mong mỏi là khi được cử tri lựa chọn, các ứng cửa viên phải thực hiện những lời hứa của mình với nhân dân, để thực sự là những người đại biểu đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân.
AN NHIÊN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin