Chuyện gạo ST25 của Việt Nam xuất sắc vượt qua nhiều giống gạo các nước khác để giành giải nhất cuộc thi World's Best Rice 2019 (Gạo ngon thế giới) hôm 12/11 trong khuôn khổ Hội nghị Gạo thế giới diễn ra ở Philippines vẫn còn để lại dư vị ngọt ngào.
Chuyện gạo ST25 của Việt Nam xuất sắc vượt qua nhiều giống gạo các nước khác để giành giải nhất cuộc thi World’s Best Rice 2019 (Gạo ngon thế giới) hôm 12/11 trong khuôn khổ Hội nghị Gạo thế giới diễn ra ở Philippines vẫn còn để lại dư vị ngọt ngào.
Gạo ST25 thuộc dòng lúa thơm ST, là giống lúa cao sản có thể trồng 2 - 3 vụ/năm, được kỹ sư Hồ Quang Cua lai tạo và cải tiến trong hơn 20 năm qua.
Tin nghe thấy vui, ngẫm lại thấy buồn. Là bởi 30 năm sau ngày lô gạo đầu tiên được xuất khẩu, gạo Việt Nam hầu như vẫn chưa có thương hiệu trên thế giới. Nhiều chính sách đã được đưa ra để xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam xuất khẩu nhưng đến nay vẫn chưa đem lại hiệu quả thực sự.
Trong hơn 10 năm qua, Việt Nam liên tục nằm trong top 3 quốc gia xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới. Đáng tiếc là hầu hết vẫn là loại gạo “hàng xá” đóng bao 50kg hoặc hàng container không thương hiệu, mất hút tại các thị trường nhập khẩu.
Tại các siêu thị nước ngoài, người tiêu dùng chỉ biết đến thương hiệu gạo nhập khẩu từ Thái chứ không có gạo Việt Nam.
Hạt gạo Việt Nam dù đã xuất khẩu trên 150 thị trường nhưng không gắn nhãn Việt Nam hay doanh nghiệp Việt Nam khi đến tay người tiêu dùng. Nhiều doanh nghiệp bắt tay làm thương hiệu gạo Việt Nam nhưng gặp khó khăn ở rất nhiều khâu.
Để xây dựng được thương hiệu gạo Việt Nam, theo chuyên gia nông nghiệp thì cần phải chú trọng đến yêu cầu về chất lượng. Theo đó, quy hoạch vùng sản xuất lúa trên một diện tích tối thiểu phải đạt từ 10- 13ha trở lên để có mã vùng, với điều kiện giống lúa phải bảo đảm tiêu chuẩn bên hợp đồng.
Không những quy hoạch tại địa phương mà còn phải quy hoạch kể cả về vùng miền, đặc biệt là đối với vùng ĐBSCL, như vậy sẽ tạo được số lượng đủ lớn và chất lượng ổn định.
Bên cạnh đó, cần phải có cơ chế mở rộng cũng như các chính sách thông thoáng để tạo điều kiện cho sự tham gia của doanh nghiệp nhỏ và vừa, các thành phần kinh tế tư nhân, song song với việc phối hợp giữa các địa phương, nông dân để khoanh vùng, sản xuất ra những loại gạo có thương hiệu.
Bởi vì theo xu hướng của các ký kết trong hiệp định thương mại tự do (FTA), các sản phẩm cần phải có truy xuất nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng cũng như các thương hiệu có uy tín trong sản xuất và phân phối.
HOÀNG HÀ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin