Việt Nam đã tiêu hủy 5,6 triệu con heo do dịch tả heo Châu Phi. Một con số không hề nhỏ khi nó chiếm tới 8,3% tổng sản lượng thịt heo cả nước (khoảng 325.000 tấn). Đó là con số "đầy khắc khoải" được đưa ra tại hội nghị tăng cường các biện pháp kiểm soát dịch bệnh và phát triển chăn nuôi an toàn sinh học bền vững.
Việt Nam đã tiêu hủy 5,6 triệu con heo do dịch tả heo Châu Phi. Một con số không hề nhỏ khi nó chiếm tới 8,3% tổng sản lượng thịt heo cả nước (khoảng 325.000 tấn). Đó là con số “đầy khắc khoải” được đưa ra tại hội nghị tăng cường các biện pháp kiểm soát dịch bệnh và phát triển chăn nuôi an toàn sinh học bền vững.
Ai cũng biết vấn đề ngăn chặn dịch bệnh bộc phát, lây lan vốn rất khó khăn, dù công tác tuyên truyền gần như “đậm đặc” trên các kênh truyền thông.
Các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ heo bệnh đã bị tiêu hủy hết. Còn các cơ sở, trang trại áp dụng tốt hơn các biện pháp an toàn sinh học và dùng các chế phẩm sinh học tăng sức đề kháng cho heo.
Vậy vì sao vẫn còn heo “mắc dịch” vẫn lây lan ra nhiều nơi? Là bởi còn một số rất nhỏ hộ chăn nuôi chưa ý thức hết sự nguy hại của dịch bệnh hoặc vô tình mà phát tán vi rút thông qua heo bệnh, heo chết ra môi trường. Mặt khác, chuột bọ hay những vật dụng liên quan đến heo bệnh có thể là trung gian phát tán vi rút.
Tình trạng khan hiếm thịt do dịch tả heo Châu Phi đã xảy ra. Và, vì thị trường thiếu thịt heo nên mới có tình trạng người Trung Quốc giành nhau mua từng miếng thịt (như clip lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội). Theo các hãng tin quốc tế và các chuyên gia, Trung Quốc đã tiêu hủy khoảng 200 triệu con và tổng đàn heo của nước này có thể giảm đến 55% vào cuối năm 2019.
Mong rằng ở nước ta không lâm vào cảnh mua giật bán giành từng miếng thịt heo như vậy.
THY HƯƠNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin