Theo số liệu mới nhất năm 2018 của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ giới tính khi sinh là 115,1 bé trai/100 bé gái. Mất cân bằng giới tính khi sinh tăng nhanh và đã ở mức độ nghiêm trọng ngày càng lan rộng. Và, bài toán "ế vợ" của hàng triệu đàn ông Việt Nam trong tương lai phải được giải quyết từ bây giờ.
Theo số liệu mới nhất năm 2018 của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ giới tính khi sinh là 115,1 bé trai/100 bé gái. Mất cân bằng giới tính khi sinh tăng nhanh và đã ở mức độ nghiêm trọng ngày càng lan rộng. Và, bài toán “ế vợ” của hàng triệu đàn ông Việt Nam trong tương lai phải được giải quyết từ bây giờ.
Theo báo Lao Động, tình trạng gia tăng tỷ số giới tính khi sinh dẫn tới những hệ lụy khó lường về mặt xã hội, kinh tế, an ninh chính trị... khi các nam nữ thanh niên bước vào độ tuổi kết hôn. Ở Việt Nam, dự báo thời điểm này sẽ bắt đầu xảy ra vào khoảng năm 2025. Khi đó, Việt Nam sẽ thiếu khoảng 2,3- 4,3 triệu phụ nữ.
Hiện những tỉnh nguy cơ nhất như Sơn La là tỉnh đứng đầu về tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh với 120 bé trai/100 bé gái. 4 tỉnh tiếp theo là Hưng Yên (118,6 bé trai/100 bé gái); Bắc Ninh (117,6 bé trai/100 bé gái); Thanh Hóa (117,2 bé trai/100 bé gái); Hải Dương (116,3 bé trai/100 bé gái). Mức chuẩn sinh học bình thường là 105 bé trai/100 bé gái chào đời.
Theo các chuyên gia, việc gia tăng chênh lệch giới tính khi sinh không những không cải thiện được vị thế của phụ nữ mà còn làm tăng sự bất bình đẳng giới như: phụ nữ phải kết hôn sớm; tỷ lệ ly hôn và tái hôn của phụ nữ tăng cao; tình trạng bạo hành giới, mua dâm, buôn bán phụ nữ tăng; các bệnh lây truyền qua đường tình dục; thậm chí là bạo lực giới, bạo lực gia đình khi nam giới dư thừa và có những ảnh hưởng về tâm lý xã hội.
Hậu quả của bất bình đẳng giới và mất cân bằng giới tính khi sinh là rất nghiêm trọng nên giảm mất cân bằng giới tính khi sinh phải được các ngành, các cấp thực hiện với các giải pháp quyết liệt, đồng bộ.
THY HƯƠNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin