Từ hơn 10 năm qua, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế tổng tỷ suất sinh ở mức dưới 2,1 con. Điều đó có ý nghĩa hết sức to lớn vào sự phát triển kinh tế- xã hội nói chung, nâng cao mức thu nhập bình quân đầu người, nâng cao các chỉ số sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam.
Từ hơn 10 năm qua, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế tổng tỷ suất sinh ở mức dưới 2,1 con. Điều đó có ý nghĩa hết sức to lớn vào sự phát triển kinh tế- xã hội nói chung, nâng cao mức thu nhập bình quân đầu người, nâng cao các chỉ số sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam.
Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, với mức độ sinh ổn định, bền vững như vậy, Việt Nam không cần tiếp tục kiểm soát tỷ lệ sinh. Tuy nhiên, trên thực tế, con số này chưa phản ánh đúng bản chất mức sinh ở nước ta không đồng đều theo từng vùng. Trong bức tranh chung về mức sinh, còn rất nhiều “mảng màu” khác biệt.
Nếu như các tỉnh phía Nam có mức sinh thấp hơn so với mức sinh thay thế thì tại một số tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung lại phải đối mặt với bài toán giảm sinh.
Theo thống kê, vùng Đông Nam Bộ và ĐBSCL có mức sinh thấp hơn nhiều so với mức sinh thay thế (1,5- 1,6 con).
Một số tỉnh- thành cũng đang trong tình trạng mức sinh thấp, thậm chí rất thấp thì những tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên, tỷ suất sinh còn rất cao và đang phải nỗ lực giải quyết bài toán giảm sinh.
Là nơi cư trú của các dân tộc ít người, việc tiếp cận các phương tiện tránh thai cũng như phương tiện truyền thông về kế hoạch hóa gia đình có hạn chế nên đây cũng có thể là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ phụ nữ 15- 49 tuổi sinh con thứ 3 trở lên của vùng này cao nhất nước.
Thậm chí có những nơi, người dân sinh tới 6- 7 người con. Do đó, ở những tỉnh này, muốn giảm mức sinh được từ 3 con xuống 1,8 con là con đường dài, gian nan và vất vả.
Theo kinh nghiệm các nước phát triển cho thấy mức sinh quá thấp (dưới 2 con) kéo dài là thách thức lớn đối với phát triển bền vững và nâng cao mức sinh còn khó khăn, tốn kém hơn cả giảm sinh.
Nhiệm vụ đặt ra là cần duy trì vững chắc mức sinh thay thế, giữ mức sinh đồng đều giữa các vùng, khu vực và không để mức sinh tụt quá thấp, nhất là ở các tỉnh- thành đang có mức sinh thấp và có xu hướng tiếp tục giảm sinh. Đây cũng là mục tiêu quan trọng được nêu trong Nghị quyết 21 của BCH Trung ương Đảng “về công tác dân số trong tình hình mới”.
HOÀNG HÀ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin