Theo Tổng cục Thống kê, với mức tăng trưởng kinh tế năm 2018 đạt 7,08%, năng suất lao động toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2018 ước tính đạt 102,2 triệu đồng/lao động (tương đương 4.521 USD/lao động); tính theo giá so sánh, tăng 6% so với năm 2017.
Theo Tổng cục Thống kê, với mức tăng trưởng kinh tế năm 2018 đạt 7,08%, năng suất lao động toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2018 ước tính đạt 102,2 triệu đồng/lao động (tương đương 4.521 USD/lao động); tính theo giá so sánh, tăng 6% so với năm 2017.
Bình quân giai đoạn 2016-2018, năng suất lao động tăng 5,77 %/năm, cao hơn so với mức tăng bình quân 4,35 %/năm của giai đoạn 2011- 2015. Tính chung giai đoạn 2011- 2018, năng suất lao động tăng bình quân 4,88 %/năm.
Tuy nhiên, mức năng suất lao động của Việt Nam hiện nay vẫn rất thấp so với các nước trong khu vực, đáng chú ý là khoảng cách chênh lệch tuyệt đối vẫn tiếp tục gia tăng. Đáng chú ý là, chênh lệch về mức năng suất lao động giữa Việt Nam với các nước vẫn tiếp tục gia tăng.
Tại hội nghị “Cải thiện năng suất lao động quốc gia” vừa tổ chức sáng 7/8, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát động phong trào “năng suất lao động quốc gia” trong toàn bộ nền kinh tế.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành địa phương và toàn xã hội chung tay vào công cuộc nâng cao năng suất lao động quốc gia, tăng tốc phát triển kinh tế. Đặc biệt có định hướng chính sách khuyến khích phát triển vai trò tiên phong của cộng đồng doanh nghiệp, trong đó chú trọng nền tảng con người và ứng dụng khoa học công nghệ.
Theo chuyên gia kinh tế, muốn tăng năng suất lao động để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cần sớm thành lập Ủy ban Năng suất Quốc gia, trong đó thiết lập một cơ quan thường trực, chuyên sâu về năng suất lao động.
Xây dựng và thực hiện thành công Chiến lược quốc gia về nâng cao năng suất lao động của Việt Nam với mục tiêu chung và cụ thể trong từng giai đoạn để năng suất lao động của Việt Nam bắt kịp các nước trong khu vực.
HOÀNG HÀ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin