Vụ nữ sinh lớp 9 bị đánh hội đồng đến nhập viện đang là tâm điểm của dư luận mấy ngày qua. Chuyện học sinh đánh hội đồng học sinh và nhiều học sinh khác đứng xung quanh bình thản xem, rồi quay clip, thậm chí còn vỗ tay ủng hộ việc đánh… không phải lần đầu xảy ra trong học đường tại Việt Nam.
Vụ nữ sinh lớp 9 bị đánh hội đồng đến nhập viện đang là tâm điểm của dư luận mấy ngày qua. Chuyện học sinh đánh hội đồng học sinh và nhiều học sinh khác đứng xung quanh bình thản xem, rồi quay clip, thậm chí còn vỗ tay ủng hộ việc đánh… không phải lần đầu xảy ra trong học đường tại Việt Nam.
Cho đến nay, Bộ GD-ĐT chưa có một báo cáo chính xác về số vụ bạo lực học đường mỗi năm. Trong khi tổng số vụ mà ngành công an ghi nhận được là trên 2.000 vụ/năm, trong đó có đến 53% vụ bạo lực xảy ra trong trường học. Từ năm 2011 đến nay, số vụ bạo lực tăng dần qua các năm.
Năm nào ngành GD-ĐT cũng đều có những công văn, chỉ thị chấn chỉnh tình trạng bạo lực học đường nhưng tình trạng bạo lực không giảm mà ngược lại, ngày càng nghiêm trọng hơn.
Điều đáng nói trong vụ bạo lực trên là cách giải quyết sự vụ của thầy cô giáo và ban giám hiệu nhà trường càng làm dư luận bất bình!
Cô giáo chủ nhiệm bắt học trò xóa sạch mọi clip tang chứng, thầy hiệu trưởng thì khẳng định đã làm hết trách nhiệm khi đình chỉ mấy học sinh kia để kiểm điểm rồi buộc không được đến lớp vài ngày.
Bao giờ “bạo lực học đường” sẽ bị đẩy lùi? Nhà văn Nguyễn Thị Việt Hà- người có gần 15 năm theo nghề giáo- cho rằng: “Bạo lực học đường đã không còn là vấn nạn, mà đó là tội ác”.
Điều này đòi hỏi các nhà quản lý phải rời khỏi bàn giấy đọc báo cáo, đừng trao quá nhiều khẩu hiệu trong trường học và cũng không chỉ ngồi tìm giải pháp. Phải nhìn thẳng vào thực trạng, phải nhanh chóng tìm ra giải pháp và ưu tiên giải quyết vấn đề này một cách nhanh chóng.
HOÀNG HÀ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin