Việt Nam xác định xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, xã hội số và nền kinh tế số là một trong những ưu tiên hàng đầu để tạo nền móng vững chắc cho việc chuyển đổi số toàn diện.
Việt Nam xác định xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, xã hội số và nền kinh tế số là một trong những ưu tiên hàng đầu để tạo nền móng vững chắc cho việc chuyển đổi số toàn diện.
Việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam bắt đầu từ năm 2000 .
Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc năm 2018 Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam đứng thứ 88/193 quốc gia, vùng lãnh thổ, đứng thứ 6 trong khu vực Đông Nam Á (ASEAN). Tuy nhiên, so sánh với mặt bằng chung trong khu vực và trên thế giới, kết quả này là rất khiêm tốn.
Với vai trò là Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đồng thời là Ủy viên Thường trực, Tổng Thư ký Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử, ông Mai Tiến Dũng trăn trở: Rào cản phát triển Chính phủ điện tử là gì, tại sao Việt Nam triển khai xây dựng Chính phủ điện tử trong thời gian tương đối dài như vậy mà kết quả không tương xứng; thứ hai là làm thế nào để vượt qua các rào cản đó, triển khai nhanh, có hiệu quả chương trình Chính phủ điện tử.
Rào cản trong quá trình xây dựng Chính phủ điện tử tại Việt Nam là về thể chế thiếu các nền tảng pháp lý quan trọng như việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước; định danh, xác thực điện tử; giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử; bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Thói quen sử dụng văn bản giấy tờ của cán bộ, công chức cũng như chưa tiếp cận dịch vụ công trực tuyến của người dân.
Còn nhớ tại kỳ họp Quốc hội cuối năm 2017, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội: Khi xây dựng Chính phủ điện tử thì điều quan trọng hàng đầu là phải vượt qua tâm lý ngại dùng công nghệ hiện đại sẽ là mất quyền kiểm soát và khi công khai, minh bạch sẽ bị giám sát.
HOÀNG HÀ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin