Những ngày qua, báo chí liên tục đưa tin, bài kỷ niệm Chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và bộ đội Việt Nam cùng quân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng (7/1/1979- 7/1/2019).
Những ngày qua, báo chí liên tục đưa tin, bài kỷ niệm Chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và bộ đội Việt Nam cùng quân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng (7/1/1979- 7/1/2019).
Có thể những người trẻ nghe nói về cuộc chiến tranh này thì thấy bình thường. Song, đối với những người đã từng đến đó, đã từng gửi lại một phần thân thể, đã từng chứng kiến đồng đội mình ngã xuống thì không khỏi rưng rưng, không thể không tự hào trước trang sử bi hùng…
Ngày đó, chúng liên tiếp đẩy mạnh xâm lấn biên giới, xâm phạm nhiều vùng lãnh thổ nước ta dọc biên giới từ Hà Tiên đến Tây Ninh với quy mô ngày càng lớn và tàn sát người dân vô tội.
Chứng tích về tội ác “trời không dung, đất không tha” của Tập đoàn phản động Pol Pot- Ieng Sary vẫn còn đó: 1.159 bộ xương cốt hiện còn lưu tại Khu di tích nhà mồ Ba Chúc (An Giang) là bản cáo trạng xâm lược, vô nhân tính mà Tập đoàn phản động Pol Pot- Ieng Sary không thể biện minh được.
Thực tế đó đã buộc Đảng, Chính phủ Việt Nam phải thực hiện quyền tự vệ chính đáng để đánh đuổi quân xâm lược, bảo vệ nhân dân và chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc; đồng thời cứu nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng man rợ nhất trong lịch sử loài người, bắt đầu công cuộc hồi sinh đất nước. Chính vì vậy, bộ đội Việt Nam được người dân Campuchia che chở, thương yêu...
Theo nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu: Đến nay, với độ lùi thời gian, những sự kiện lịch sử ngày càng được sáng tỏ, chúng ta một lần nữa có thể tự hào khẳng định rằng:
Chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, đối với Việt Nam là cuộc chiến tự vệ, cuộc chiến vì sự nghiệp chính nghĩa, là biểu tượng cao đẹp của tình đoàn kết chiến đấu thủy chung, trong sáng giữa 2 dân tộc Việt Nam và Campuchia.
HOÀNG HÀ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin