Chợ gần không bán...

06:12, 12/12/2018

Nếu tra trên Google với từ khóa "bỏ quên thị trường nội địa" sẽ thấy hàng loạt tít bài báo: "Cá tra bỏ quên thị trường nội địa", "Thị trường gạo nội địa bị bỏ quên", "Doanh nghiệp (DN) đồ gỗ: Bỏ quên thị trường nội địa", "Thủy sản vẫn bỏ quên thị trường nội địa", "Dệt may Việt Nam bỏ quên thị trường nội địa"... 

Nếu tra trên Google với từ khóa “bỏ quên thị trường nội địa” sẽ thấy hàng loạt tít bài báo: “Cá tra bỏ quên thị trường nội địa”, “Thị trường gạo nội địa bị bỏ quên”, “Doanh nghiệp (DN) đồ gỗ: Bỏ quên thị trường nội địa”, “Thủy sản vẫn bỏ quên thị trường nội địa”, “Dệt may Việt Nam bỏ quên thị trường nội địa”...

Câu chuyện này đã nói cách đây 10 năm trước nhưng đến nay vẫn không thay đổi. DN vẫn bỏ quên thị trường nội địa, trong khi DN ngoại ngày một thống lĩnh mạnh hơn.

Hiện sản phẩm cá tra Việt Nam đã có mặt tại hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ, gồm cả những thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu,…

Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu cá tra dự kiến thu trên 2 tỷ USD. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, sản phẩm cá tra vẫn chưa chiếm lĩnh được thị trường nội địa.

Gạo là mặt hàng xuất khẩu số 1 của Việt Nam và đứng đầu thế giới nhưng nhiều DN bán lẻ lại chuyển hướng mua gạo Đài Loan, Thái Lan, Nhật Bản về bán tại thị trường trong nước.

Với ngành da giày, Việt Nam đang trong top 5 nước sản xuất giày, dép lớn nhất thế giới về số lượng nhưng 60% thị phần giày, dép nội địa lại nằm trong tay các sản phẩm nhập ngoại.

Mặc dù có nhiều loại trong nước trồng được với sản lượng lớn nhưng nhiều DN vẫn nhập khẩu hàng ngoại với giá cao trong khi một số loại trái cây trong nước bán rất rẻ.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bỏ quên thị trường nội địa là do các DN Việt Nam khi phân khúc sản phẩm cho người tiêu dùng nội địa lại không đặt chất lượng ngang hàng với hàng xuất khẩu.

Cũng có DN đồng thời làm hàng cho thị trường trong nước nhưng yêu cầu về lao động hay về nguyên liệu đầu vào lại thấp hơn hàng xuất khẩu.

HOÀNG HÀ

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh