Thương lái "ăn dày"!

07:10, 02/10/2018

Có một thực trạng, giá bán lẻ sản phẩm nông sản hiện nay thường cao gấp nhiều lần so với giá gốc tại nhà vườn hay cơ sở sản xuất. Mức giá chênh lệch cao này được cho là không phải chỉ do thương lái "ăn dày", mà vì còn tiêu tốn quá nhiều cho các chi phí trung gian khác, trong đó vận chuyển, logistics là điển hình. 

Có một thực trạng, giá bán lẻ sản phẩm nông sản hiện nay thường cao gấp nhiều lần so với giá gốc tại nhà vườn hay cơ sở sản xuất. Mức giá chênh lệch cao này được cho là không phải chỉ do thương lái “ăn dày”, mà vì còn tiêu tốn quá nhiều cho các chi phí trung gian khác, trong đó vận chuyển, logistics là điển hình.

Do có quá nhiều khâu trung gian khiến thiệt thòi nhất lại là người sản xuất và người tiêu dùng.

Một nhà vườn cam sành ở Tam Bình bức xúc: Trước đây, chưa bao giờ có chuyện trồng cam sành bị lỗ, chỉ sợ cây cam bệnh vàng bạc. Hiện tại giá cam sành loại 1 thương lái mua tại vườn chỉ 7.000- 8.000 đ/kg, vườn nào trúng không bị bệnh thì thu hồi vốn là mừng. Nhưng tức mình là tại chợ, giá cam tăng gấp đôi, vào tới siêu thị thì tăng gấp đôi giá ở chợ.

Khóm Cầu Đúc- đặc sản nổi tiếng ở Hậu Giang- giá ở ruộng cũng chỉ 2.500- 3.000 đ/trái, về đến chợ thì giá thấp nhất là 10.000 đ/trái.

Tôm nước ngọt thời điểm này, nông dân bán ra tại ao chỉ 80.000- 100.000 đ/kg nhưng khi ra đến nhà hàng, quán ăn trên TP Hồ Chí Minh thì giá lên đến 400.000 đ/kg.

Còn một con heo từ chuồng đến siêu thị hay chợ phải qua 3- 4 khâu trung gian; trong đó, khâu bán lẻ đã chiếm đến 20-30% lợi nhuận.

Nhiều nhận định cho rằng khâu bán lẻ trực tiếp cho người tiêu dùng hiện đang có lợi nhuận cao nhất trong chuỗi tiêu thụ thực phẩm nông sản. Chỉ cần cắt bớt đi một khâu trung gian, cả nông dân và người tiêu dùng đều được hưởng lợi, dù khoản lợi đó chưa nhiều. Tuy nhiên, bài toán khâu trung gian vẫn khó giải quyết triệt để.

Bàn về giải pháp giảm bớt khâu trung gian và kiểm soát phí chiết khấu vào các hệ thống bán lẻ, chuyên gia kinh tế cho rằng, làm được đó, song cần sự đồng lòng của nhiều nhà: nhà sản xuất, nhà doanh nghiệp và nhà khoa học.

Chúng ta đã thua các nước trong phát triển nông nghiệp là thiếu cánh đồng mẫu lớn, thiếu đầu tư sản xuất bằng cơ giới hóa; năng suất không cao, lại hay gặp thiên tai hạn hán khiến hao hụt thu hoạch nông sản của Việt Nam luôn cao hơn các nước trong khu vực. Nếu không khắc phục các điểm yếu này, lại thêm cách đội giá qua các khâu trung gian, nông sản Việt Nam trong thời gian tới sẽ gặp nhiều khó khăn. 

HOÀNG HÀ

 

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh