Thẩm tra Báo cáo đánh giá giữa kỳ thực hiện kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016- 2020, tại phiên họp lần thứ 28 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang diễn ra, theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, mục tiêu có 1 triệu doanh nghiệp (DN) vào năm 2020 khó hoàn thành.
Thẩm tra Báo cáo đánh giá giữa kỳ thực hiện kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016- 2020, tại phiên họp lần thứ 28 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang diễn ra, theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, mục tiêu có 1 triệu doanh nghiệp (DN) vào năm 2020 khó hoàn thành.
Tính đến thời điểm hiện nay, cả nước đang có khoảng hơn 600.000 DN đang hoạt động. Như vậy, trong vòng khoảng gần 2 năm tới, cả nước phải có thêm hơn 300.000 DN thành lập mới, tương đương mỗi năm phải có thêm ít nhất 150.000 DN hoạt động tốt mới đạt được mục tiêu đề ra.
Có nghĩa là từ nay đến năm 2020, mỗi năm cả nước phải có 150.000 DN mới thành lập và phải thực sự “sống” khỏe.
Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, mặc dù số DN thành lập mới tăng lên, nhưng cùng với đó, số DN buộc phải rời bỏ thương trường cũng gia tăng đáng kể.
Tỷ lệ DN tạm ngừng hoạt động, chờ giải thể cao, gấp 1,5 lần so với cùng kỳ, tương đương với 150.000 DN. Như vậy số DN “khai sinh” tương đương với số DN “khai tử”.
Cũng theo cơ quan hữu quan, đến thời điểm này đã đơn giản hóa được 738 điều kiện kinh doanh. Tuy nhiên, theo nhận định của giới chuyên gia, về cơ bản các quá trình cải cách vẫn đang nằm trên phương án hoặc… dự thảo của các bộ.
Ở một khía cạnh nào đó, các cải cách mới chỉ dừng lại ở động thái xóa bỏ các rào cản, chưa tính đến yếu tố thể chế và những chính sách thực sự nhằm thúc đẩy cộng đồng DN phát triển.
Đó còn chưa kể tình trạng “mọc lại” hoặc cho “mọc thêm” giấy phép con mà một số bộ, ngành không biết vô tình hay hữu ý khiến DN thêm khó.
HOÀNG HÀ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin