Theo ngành hải quan, trong 6 tháng đầu năm, khối lượng và giá trị phế liệu nhập khẩu vào Việt Nam tương đương cả năm 2017. Điều đó cho thấy, bên cạnh nhu cầu phế liệu phục vụ sản xuất, kinh doanh, một lượng lớn phế liệu đã tìm đường vào Việt Nam thay cho "bãi đáp" Trung Quốc.
Theo ngành hải quan, trong 6 tháng đầu năm, khối lượng và giá trị phế liệu nhập khẩu vào Việt Nam tương đương cả năm 2017. Điều đó cho thấy, bên cạnh nhu cầu phế liệu phục vụ sản xuất, kinh doanh, một lượng lớn phế liệu đã tìm đường vào Việt Nam thay cho “bãi đáp” Trung Quốc.
Số liệu của ngành hải quan cho biết, trung bình mỗi tháng Việt Nam chi gần 200 triệu USD nhập khẩu phế liệu. Nghĩa là 7 tháng qua, lượng ngoại tệ “chảy” ra nước ngoài để nhập phế liệu, trong đó khoảng 1,4 tỷ USD (tương đương hơn 30.000 tỷ đồng) để nhập một lượng không nhỏ “rác”.
Kết quả kiểm tra thực tế tại nhiều lô hàng cho thấy, nhiều phế liệu vốn được coi là rác tại các nước kinh tế phát triển, như máy móc, thiết bị đã qua sử dụng, pin cũ,…
Để chặn nguy cơ Việt Nam trở thành bãi rác công nghệ của thế giới, năm 2017, Quốc hội thông qua Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi) và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7. Điều này được trông đợi sẽ hạn chế tình trạng nhập khẩu công nghệ cũ, lạc hậu vào Việt Nam.
Tuy nhiên, nếu chỉ trông chờ vào luật là chưa đủ, để Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi) thực sự phát huy hiệu quả, tránh đẩy Việt Nam trở thành “bãi rác phế liệu” hay “bãi rác công nghệ”, trước tiên công tác quản lý xuất nhập khẩu cần được siết chặt hơn, không còn tình trạng “nhập gì không biết, ai nhập không hay” như hiện nay.
Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ tuần cuối tháng 7 vừa qua- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo: “Không cấp phép mới cho doanh nghiệp nhập phế liệu”. Đây là động thái cứng rắn để ngăn chặn tình trạng nhập ồ ạt phế liệu khiến Việt Nam có nguy cơ trở thành bãi rác của thế giới.
HOÀNG HÀ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin