"Đô thị thông minh" hay "thành phố (TP) thông minh" đang rất thời sự và đó là xu hướng trong tương lai. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, khi xây dựng đô thị thông minh, công nghệ không phải là giải pháp "toàn diện" mà cần con người thông minh, văn minh.
“Đô thị thông minh” hay “thành phố (TP) thông minh” đang rất thời sự và đó là xu hướng trong tương lai. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, khi xây dựng đô thị thông minh, công nghệ không phải là giải pháp “toàn diện” mà cần con người thông minh, văn minh.
Đô thị thông minh về cơ bản đó là mô hình TP ứng dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo để quản lý, nâng cao tiêu chuẩn cuộc sống đô thị, cải thiện chất lượng phục vụ của chính quyền TP và sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng, tài nguyên thiên nhiên.
Theo các chuyên gia, nếu so sánh đô thị thông minh như một cơ thể người thì trí tuệ nhân tạo sẽ là bộ não, các hệ thống cảm biến là các giác quan và mạng viễn thông số là hệ dây thần kinh.
Ngoài ra, nhiều chuyên gia khẳng định, con người mới là yếu tố then chốt, vì điều cốt yếu là mọi người phải nâng cao kỹ năng đáp ứng cho các công việc yêu cầu công nghệ cao hơn trong tương lai.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, một TP chỉ thực sự thông minh khi hội tụ đầy đủ các tiêu chí, đó là nền kinh tế thông minh, vận động thông minh, cư dân thông minh, môi trường thông minh, quản lý đô thị thông minh và cuộc sống thông minh.
Không có đô thị thông minh nào trên thế giới chỉ dựa vào công nghệ, mà nền tảng con người mới là quan trọng nhất.
Theo số liệu chưa đầy đủ, Việt Nam đã có khoảng 10 TP định hướng xây dựng TP thông minh. Dự kiến sắp tới, trên cả nước sẽ có thêm khoảng 10 TP triển khai xây dựng đô thị thông minh.
Xây dựng TP thông minh là xu thế. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, cần xây dựng những bước đi phù hợp, “liệu cơm gắp mắm” để tránh lãng phí. Ví như TP Hồ Chí Minh- trung tâm kinh tế đầu tàu cả nước- trong nhiều năm qua đã thắp lên những đốm sáng ban đầu cho hình hài TP thông minh tương lai.
Ngành điện lực đang lắp đặt thí điểm điện kế điện tử đo từ xa; ngành cấp nước đang tiếp bước; nhiều sở - ngành đã xây dựng xong cửa trực tuyến dịch vụ công để người dân có nhu cầu vào truy cập, giao thông đã có xe Uber, Grab,… Song, thực tế còn quá nhiều bất cập.
Điều người dân cần nhất hiện nay là làm sao không còn sợ cướp giật; hỏa hoạn, ngập nước và kẹt xe; không khí không bị ô nhiễm; bệnh viện không còn giường đôi, giường ghép;…
Một khát vọng lớn chỉ thành hiện thực khi có bước đi phù hợp, khoa học.
HOÀNG HÀ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin