Ông cha ta có câu "nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống" nhưng trong thời hiện đại, thời khoa học kỹ thuật thì câu nói đó có lẽ phải chuyển đổi lại là "nhất giống, nhì phân, tam cần, tứ nước".
Ông cha ta có câu “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” nhưng trong thời hiện đại, thời khoa học kỹ thuật thì câu nói đó có lẽ phải chuyển đổi lại là “nhất giống, nhì phân, tam cần, tứ nước”.
Yếu tố giống cần phải đặt lên vị trí quan trọng hàng đầu trong quy trình sản xuất lúa nói chung. Do đó, muốn phần nào nâng tính cạnh tranh cho gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế, đồng thời cải thiện đời sống nông dân thì phải làm tốt khâu giống.
Thế nhưng trước nay, khi vào mùa thì nông dân ĐBSCL đứng trước “ma trận” lúa giống. Theo quy định, việc mua bán hạt giống được Nhà nước quản lý khá chặt.
Cụ thể, cơ sở kinh doanh giống phải có giấy cho phép sản xuất cung ứng giống của sở nông nghiệp-PTNT và đủ điều kiện kinh doanh theo Pháp lệnh Giống cây trồng. Giống đưa ra thị trường là giống xác nhận, đảm bảo 5 chỉ tiêu (độ ẩm, tỷ lệ lẫn tạp, nảy mầm, độ thuần,…)
Để qua mặt các cơ quan nhà nước về quản lý giống cây trồng, các đơn vị, cá nhân kinh doanh giống lúa sử dụng rất nhiều chiêu trò để lách luật, thậm chí lợi dụng cả chính sách liên kết, tiêu thụ lúa gạo của Chính phủ; mô hình xây dựng, phát triển cánh đồng lớn để tuồn lúa giống kém chất lượng cho nông dân.
Không ít cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh lúa giống ở ĐBSCL có hành vi “tráo hàng”, nghĩa là mua lúa thương phẩm trong nông dân, đem về sàng lọc, đóng gói, nhái bao bì các thương hiệu lớn bán ra thị trường.
Theo bài báo đăng trên Dân Việt Online ngày hôm qua (7/6): Hiện nay ở ĐBSCL chỉ có 10- 20% sản lượng lúa giống được kiểm định chất lượng trước khi bán ra thị trường. Một công ty kinh doanh lúa giống chất lượng cao tại An Giang nhận định:
Hiện ĐBSCL chỉ có 3 tỉnh có phòng kiểm nghiệm, kiểm định lúa giống. Trong kiểm định, do không có phương tiện cũng như nhân lực nên các đơn vị sản xuất kinh doanh giống phải tự thuê mướn những tổ chức được Cục Trồng trọt chỉ định.
Chính vì còn ít trung tâm kiểm nghiệm nên việc quản lý chưa chặt chẽ. Trong khi số cơ sở kinh doanh lúa giống quá nhiều, lúa giống kém chất lượng gây thiệt hại rất lớn cho nông dân.
Đơn cử riêng địa bàn An Giang có khoảng 10 cơ sở kinh doanh lúa giống có uy tín, còn lại là hàng trăm cơ sở hoặc tổ hợp tác sản xuất lúa giống làm ăn theo kiểu “ăn xổi ở thì” làm thị trường lúa giống bát nháo mỗi khi sắp vào vụ gieo sạ.
HOÀNG HÀ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin