Câu chuyện kỷ luật tài khóa được báo chí nhiều lần phản ánh, tại nhiều kỳ họp của Quốc hội. Song tại kỳ họp này, các đại biểu Quốc hội vẫn không khỏi lo lắng, phàn nàn về tình trạng thực trạng bội chi cao, nợ công sát trần, chi trả nợ tăng nhanh hơn tăng trưởng, nhưng kỷ luật tài khóa chưa nghiêm.
Câu chuyện kỷ luật tài khóa được báo chí nhiều lần phản ánh, tại nhiều kỳ họp của Quốc hội. Song tại kỳ họp này, các đại biểu Quốc hội vẫn không khỏi lo lắng, phàn nàn về tình trạng thực trạng bội chi cao, nợ công sát trần, chi trả nợ tăng nhanh hơn tăng trưởng, nhưng kỷ luật tài khóa chưa nghiêm.
Không lo lắng sao được khi mà 4 tháng đầu năm thu ngân sách ước đạt 446.400 tỷ đồng, tổng chi khoảng 410.000 tỷ trong đó chi thường xuyên là 301.500 tỷ đồng. Nghĩa là cứ thu được 3 đồng thì chi 2 đồng cho bộ máy, số còn lại để chi trả nợ vay và đầu tư.
Bình luận về tình hình thu- chi ngân sách 4 tháng qua, chuyên gia kinh tế Bùi Trinh nhận định tổng thu 4 tháng có cải thiện do thu từ dầu thô và từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng trên 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, bức tranh về chi thì không mấy tích cực khi chi thường xuyên, trả nợ lãi thì tăng trong khi chi đầu tư thì giảm so với cùng kỳ.
Giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính thừa nhận, vẫn còn tình trạng chi sai quy định, vượt tiêu chuẩn định mức; giải ngân vốn vay ngoài nước vượt kế hoạch; nợ đọng xây dựng cơ bản còn lớn; chuyển nguồn lớn, thất thoát, lãng phí vẫn còn xảy ra ở một số đơn vị.
Bên cạnh đó, một bộ phận cơ quan, đơn vị, cá nhân chưa có ý thức chấp hành pháp luật về quản lý, sử dụng ngân sách; hoặc cố tình lợi dụng để tham nhũng, chiếm đoạt tiền, tài sản của Nhà nước.
Chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật tài chính, chống lãng phí, thất thoát, mấu chốt vẫn là giao dự toán sát với nhu cầu và thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, xử lý nghiêm các vi phạm, đặc biệt là phải quy rõ trách nhiệm người đứng đầu những nơi xảy ra vi phạm.
HOÀNG HÀ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin