Trong buổi kết nối cung cầu sản phẩm, hàng hóa với khu vực Tây Nguyên và phía Bắc do Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp (Sở Công thương Vĩnh Long) tổ chức mới đây, các đối tác mong muốn cơ sở, doanh nghiệp Vĩnh Long cải thiện thêm mẫu mã sản phẩm...
Trong buổi kết nối cung cầu sản phẩm, hàng hóa với khu vực Tây Nguyên và phía Bắc do Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp (Sở Công thương Vĩnh Long) tổ chức mới đây, các đối tác mong muốn cơ sở, doanh nghiệp Vĩnh Long cải thiện thêm mẫu mã sản phẩm...
Yếu tố bắt mắt bao giờ cũng được đặt lên vị trí quan trọng. Trước đây, một doanh nghiệp quả quyết: Bao bì chính là ấn tượng đầu tiên để người tiêu dùng quyết định có mua món hàng đó hay là sẽ đi sang quầy khác. Tuy nhiên, ấn tượng không phải là sự lòe loẹt hay “na ná” mẫu mã của doanh nghiệp nước ngoài.
Theo Thời báo kinh doanh, hàng Việt Nam tuy được xuất khẩu sang nhiều quốc gia nhưng tỷ lệ xuất khẩu trực tiếp rất thấp, chủ yếu vẫn phải qua các doanh nghiệp trung gian hoặc các nhà nhập khẩu chuyên nghiệp. Một trong những nguyên nhân quan trọng được nhận định là do bao bì.
Quả thật, chất lượng sản phẩm rất quan trọng nhưng chưa đủ. Doanh nghiệp phải “mặc thêm quần, thêm áo” cho sản phẩm, tức phải có các thông số biết nói để tiếp cận với người tiêu dùng.
Thực tế chúng ta có nhiều sản phẩm tốt (ngành thực phẩm chẳng hạn) nhưng vì không chú trọng những vấn đề “hành lang” như đăng ký sở hữu trí tuệ, bao bì bắt mắt nên đã bị các doanh nghiệp Thái Lan, Trung Quốc “mượn tên” để chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu. Như nước mắm Phú Quốc, như mì khô, bún khô… và gần đây là phở Việt. Một gói phở gà chỉ trên dưới 5.000đ nhưng khi “mặc áo” của CPF thì có giá gần 5 USD (bán trên Walmart Canada)! Và phở Việt hiện thuộc nhóm sản phẩm xuất khẩu bán chạy nhất trong dây chuyền công nghiệp của doanh nghiệp Thái Lan.
“Áo đẹp” cho hàng Việt Nam cũng là tạo giá trị tăng thêm cho sản phẩm!
HOÀNG HÀ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin