Chiều 9/5/2018, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo dừng tăng phí ATM nội mạng sau khi một loạt nhà băng lớn cùng đua nhau tăng loại phí này từ 1.100đ lên 1.650đ mỗi lần giao dịch. Điều này khiến những chủ thẻ hồ hởi "được lời như cởi tấm lòng".
Chiều 9/5/2018, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo dừng tăng phí ATM nội mạng sau khi một loạt nhà băng lớn cùng đua nhau tăng loại phí này từ 1.100đ lên 1.650đ mỗi lần giao dịch. Điều này khiến những chủ thẻ hồ hởi “được lời như cởi tấm lòng”.
Chỉ tính riêng 3 ngân hàng lớn trên thị trường là Agribank, VietinBank, BIDV thôi đã có gần 39 triệu chủ thẻ (tương đương hơn 50% số người dùng thẻ Ngân hàng Việt Nam) phải trả thêm khoản chi phí khi giao dịch tại các cây ATM. Và, số tiền mà các ngân hàng thu lợi từ hàng chục triệu chủ thẻ sẽ không hề nhỏ.
Luật sư, TS Bùi Quang Tín- chuyên gia kinh tế tài chính cho rằng: Các ngân hàng lập luận phải tăng phí là để bù đắp chi phí, giúp ngân hàng duy trì đầu tư hệ thống ATM... Hơn nữa, ATM là “tiện ích” nên khách hàng phải trả phí khi sử dụng tiện ích đó. Tuy nhiên, thực tế ngân hàng cũng được hưởng “lợi đơn, lợi kép” (khi khách hàng sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt) chứ không phải chỉ bù lỗ với đầu tư hệ thống ATM.
Theo Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng cần minh bạch thông tin, giải thích cho khách hàng hiểu đồng thời cân bằng lợi ích giữa ngân hàng và khách hàng, để tạo ra sự hài hòa lợi ích giữa người cung cấp dịch vụ và sử dụng dịch vụ. Ngân hàng cần tránh việc tăng phí mà khách hàng chưa hiểu rõ. Song song đó, khi tăng phí thì phải đảm bảo dịch vụ tốt hơn.
Động thái của Ngân hàng Nhà nước được đưa ra kịp thời, nhằm đảm bảo lợi ích cho khách hàng, cho thấy cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ và quản lý hoạt động ngân hàng đã biết lắng nghe từ cơ sở và không “vô cảm” trước sự phản ứng từ người dân.
HOÀNG HÀ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin