Chuỗi cung ứng nông sản

05:05, 24/05/2018

Điều ai cũng rõ, Việt Nam là một nước có lợi thế rất lớn về nông nghiệp. Nhưng lợi thế đó chúng ta chưa phát huy đúng mức. Giá trị nông sản vẫn còn mức thấp, thu nhập người làm nông bấp bênh. Đầu ra sản phẩm nông sản đang là "vướng" lớn nhất trong sản xuất.

Điều ai cũng rõ, Việt Nam là một nước có lợi thế rất lớn về nông nghiệp. Nhưng lợi thế đó chúng ta chưa phát huy đúng mức. Giá trị nông sản vẫn còn mức thấp, thu nhập người làm nông bấp bênh. Đầu ra sản phẩm nông sản đang là “vướng” lớn nhất trong sản xuất.

Từ cuộc vận động “mua hành tím giúp nông dân Sóc Trăng” đến hàng loạt cuộc giải cứu dưa hấu cho nông dân miền Trung, giải cứu chuối cho nông dân Đông Nam Bộ,…

Gần đây, trên các phương tiện truyền thông và các trang mạng xã hội đăng tải hình ảnh các tổ chức, cá nhân đứng ra thu mua hộ dưa hấu cho nông dân tại Quảng Ngãi.

Tuy nhiên, việc “giải cứu” dưa hấu tại Quảng Ngãi chưa xong thì khả năng phải “giải cứu” ớt tại Quảng Nam là chắc chắn khi hàng trăm hộ dân tại địa phương đang “mắc kẹt” với hàng trăm hecta ớt đã chín rũ chờ thu hoạch...

Câu chuyện không mới nhưng lặp lại nhiều năm nay, một lần nữa đặt ra câu hỏi về trách nhiệm của ngành nông nghiệp và các bên liên quan trong vấn đề quy hoạch, tìm kiếm thị trường; đặc biệt là đề ra giải pháp căn cơ cho bài toán “được mùa mất giá”.

Theo Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD), trong ngắn hạn để tránh rủi ro, chúng ta cần bám sát các dự báo về nhu cầu thị trường thế giới để điều chỉnh nguồn cung sản phẩm cho phù hợp. Đặc biệt, nông sản cũng cần được chú ý nhiều hơn đến thị trường nội địa, để tăng cường sản xuất nông sản chất lượng.

Thế nhưng, một điều bất cập là trong khi ngoài đồng nông dân trồng dưa hấu kêu trời vì giá rớt thảm hại thì cách đó không xa, tại các trung tâm chợ, siêu thị… người tiêu dùng trong nước lại phải mua qua các đầu nậu, thương lái với giá trên trời, thậm chí không có để mua.

Khoảng cách giữa nông dân và người tiêu dùng rất lớn.1 trái dưa rớt giá, bán 1.000 đ/kg nhưng đến các chợ trung tâm, siêu thị, giá đã “đội” lên đến 10.000- 15.000 đ/kg.

Không phủ nhận những cuộc giải cứu như thế này ít nhiều đã giúp bà con tiêu thụ kịp thời, giảm bớt thiệt hại. Tuy nhiên, có một vấn đề đáng lưu tâm là việc nông sản khó tiêu thụ không hẳn do thừa nguồn cung, mà cái chính là chưa thiết lập được một chuỗi cung ứng, phân phối hợp lý, dẫn đến sản xuất chưa gặp được thị trường. 

HOÀNG HÀ

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh