Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc kết: "Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản"; "Bốn phương vô sản đều là anh em"; "Rằng đây bốn biển một nhà/ Vàng, đen, trắng, đỏ đều là anh em".
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc kết: “Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản”; “Bốn phương vô sản đều là anh em”; “Rằng đây bốn biển một nhà/ Vàng, đen, trắng, đỏ đều là anh em”.
Đây chính là bước phát triển mới trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế. Sự đoàn kết dựa trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của mỗi quốc gia; tự nguyện, bình đẳng, hợp tác cùng có lợi và kết hợp giữa lợi ích quốc gia với lợi ích quốc tế.
Đó cũng chính là cơ sở nền tảng trong đường lối đối ngoại của Việt Nam ngày nay.
Ngày 14/7/1889, Quốc tế Cộng sản II được thành lập ở Paris (Pháp), dưới sự lãnh đạo của Ph. Ăng-ghen và Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế Cộng sản II, đã quyết định lấy ngày 1/5 hàng năm làm ngày biểu dương lực lượng và đấu tranh chung của tầng lớp vô sản các nước.
Từ đó, ngày 1/5 trở thành ngày Quốc tế Lao động, ngày đấu tranh của giai cấp công nhân, ngày nghỉ ngơi và biểu dương lực lượng, ngày hội của công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới.
Ở nước ta, từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930), giai cấp công nhân Việt Nam đã lấy ngày 1/5 hàng năm làm ngày đỉnh cao của phong trào đấu tranh chống thực dân, chống đế quốc, giành độc lập, tự do, dân chủ, giành những quyền lợi kinh tế- xã hội.
Từ đó, ngày 1/5 đã trở thành ngày hội lớn của nhân dân Việt Nam, ngày biểu dương sức mạnh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, quyết tâm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Đồng thời, đó cũng là ngày biểu thị tình đoàn kết hữu nghị với giai cấp công nhân và nhân dân lao động thế giới, cùng đấu tranh cho thắng lợi của hòa bình, tự do, dân chủ và tiến bộ xã hội mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dày công vun đắp.
Chính vì vậy, lễ kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động (1/5) ở nước ta hàng năm, không chỉ là dịp để ôn lại lịch sử, ý nghĩa của ngày Quốc tế Lao động, củng cố và phát triển đoàn kết quốc tế, mà còn là thời điểm ôn lại lịch sử và truyền thống vẻ vang của giai cấp công nhân Việt Nam.
Ngày nay, thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, mở rộng đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế… Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực.
Từ năm 2011, trong lễ kỷ niệm 125 năm ngày Quốc tế Lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã phát động “Tháng Công nhân” năm 2011 và trở thành truyền thống của Việt Nam đến ngày nay.
HOÀNG HÀ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin