Theo Viện Khoa học thủy lợi miền Nam dự báo, năm 2018, diễn biến hạn, mặn không khắc nghiệt như những năm 2015, 2016 nhưng phức tạp khó lường.
Theo Viện Khoa học thủy lợi miền Nam dự báo, năm 2018, diễn biến hạn, mặn không khắc nghiệt như những năm 2015, 2016 nhưng phức tạp khó lường.
Sự phức tạp khó lường thể hiện, độ mặn đầu mùa khô năm nay lớn hơn giữa mùa, ngược với quy luật xâm nhập mặn.
Theo kết quả khảo sát con nước kém tháng trước, tại một số địa phương ven biển như: Bến Tre, Tiền Giang, Kiên Giang, Cà Mau… cho thấy, nước mặn đã tấn công sâu vào nội đồng từ 20- 25km. Trong khi đó, ở các tỉnh- thành còn lại đang phải đối mặt với tình trạng hạn hán.
Cụ thể ở Bến Tre, nước mặn đã bắt đầu xâm nhập vào 3 cửa sông chính của tỉnh, gồm: Cổ Chiên, Hàm Luông và Cửa Đại.
Dự báo thời gian tới, khi triều cường kết hợp với gió chướng hoạt động mạnh, mặn sẽ xâm nhập sâu vào nội đồng, đe dọa sản xuất cũng như sinh hoạt của người dân. Hiện tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn ở vùng ĐBSCL chưa phải là đỉnh điểm.
Song song đó, theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, xu thế thời tiết, khí hậu, thủy văn và thiên tai trong năm 2018 có những diễn biến phức tạp, khó dự báo; đặc biệt là mưa bão, lũ lụt ngày càng cực đoan hơn.
Nếu như năm 2017, có tới 20 cơn bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào vùng biển nước ta, trong đó có những cơn bão trực tiếp đổ bộ đất liền, gây thiệt hại khoảng 60.000 tỷ đồng và làm gần 400 người chết, mất tích.
Năm 2018 sẽ có khoảng 12- 13 cơn bão- áp thấp nhiệt đới “tấn công” nhưng dự báo có những cơn bão rất mạnh và khó lường.
Diễn biến thiên tai ngày càng cực đoan, bất thường, nhiều thách thức đã và đang đặt ra cho công tác phòng chống thiên tai.
Để giảm thiểu các thiệt hại về người và tổn thất về tài sản, cần tăng tính chủ động, tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra.
Rất cần có sự vào cuộc của các cấp, các ngành, người dân và doanh nghiệp địa phương với phương châm lấy phòng ngừa là chính!
HOÀNG HÀ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin