Thuế và môi trường

04:03, 14/03/2018

Bộ Tài chính mới đây đã đưa ra đề nghị tăng mức thuế bảo vệ môi trường (BVMT) lên kịch khung đối với cả xăng và dầu, tức là tăng thuế BVMT với xăng lên 4.000 đ/lít, dầu diesel lên 2.000 đ/lít. Tuy nhiên ngay sau khi đề xuất này được đưa ra đã vấp phải không ít quan điểm trái chiều từ dư luận.

Bộ Tài chính mới đây đã đưa ra đề nghị tăng mức thuế bảo vệ môi trường (BVMT) lên kịch khung đối với cả xăng và dầu, tức là tăng thuế BVMT với xăng lên 4.000 đ/lít, dầu diesel lên 2.000 đ/lít. Tuy nhiên ngay sau khi đề xuất này được đưa ra đã vấp phải không ít quan điểm trái chiều từ dư luận.

Có thể nói đề xuất tăng thuế BVMT với xăng, dầu của Bộ Tài chính là nhằm tìm cách tăng thu cho ngân sách. Từ 2012 đến nay, ngân sách đã thu được hàng chục ngàn tỷ từ thuế này.

Song, nếu tăng lên kịch khung thì sắc thuế này tác động trực tiếp tới người nghèo, bởi giá xăng dầu tăng thì chi phí trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ cũng tăng. Nông dân một nắng hai sương làm ra hột lúa, củ khoai trăm bề cay đắng rồi.

Họ nói lợi nhuận nhỏ giọt “coi như lấy công làm lời” mà bây giờ đâu phải “con trâu đi trước, cái cày theo sau”… Máy móc cần ăn xăng uống dầu để cày, để xới, để thu hoạch lúa. Giá xăng dầu tăng thì lại đẻ thêm chi phí, lợi nhuận teo tóp. Còn thương lái lại được dịp làm khó, ép giá…

Toàn bộ đời sống xã hội cũng sẽ chạy theo giá xăng dầu. Trong khi đó, ngoài thuế BVMT còn có phí môi trường và lệ phí môi trường nữa.

Tôi thống nhất việc áp dụng thuế và phí trong BVMT theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”; còn lệ phí môi trường nhằm đảm bảo nguyên tắc người hưởng lợi phải trả tiền.

Tuy nhiên, việc tăng lên kịch khung thuế BVMT khi đời sống phần lớn của người dân còn khó khăn là điều cần cân nhắc.

Đừng để việc tăng thuế BVMT không khác gì đẩy gánh nặng thu ngân sách lên vai người nghèo! 

HOÀNG HÀ

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh