Nhiều thập kỷ gần đây, để đáp ứng lương thực cho việc bùng nổ dân số, nên sản xuất nông nghiệp phải tăng cường sử dụng phân bón.
Nhiều thập kỷ gần đây, để đáp ứng lương thực cho việc bùng nổ dân số, nên sản xuất nông nghiệp phải tăng cường sử dụng phân bón.
Ông cha ta có câu “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Nước phần lớn dựa vào “trời” thiên nhiên ban, còn phân bón thì chủ yếu do con người làm ra.
Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), lượng sử dụng phân bón trên thế giới cứ tăng dần, từ năm 1991 so với năm 2010 phân đạm ure tăng 18 lần, phân chứa lân tăng 8,5 lần, phân kali tăng 7,5 lần, phân hữu cơ chế biến công nghiệp tăng 3,5 lần.
Năm 1995, Hội nghị Phân bón quốc tế ở Italia nhiều nhà khoa học đề nghị cần thay thế dần phân bón vô cơ (phân đơn) dùng phân hữu cơ. Đây là hướng đúng nhưng những năm gần đây thực hiện chưa được bao nhiêu.
Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê của Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp- PTNT), tính đến hết tháng 12/2017, số lượng sản phẩm phân bón vô cơ đang được sản xuất, nhập khẩu và sử dụng trong nước nhiều gấp 19 lần so với phân bón hữu cơ.
Tiềm năng phát triển phân bón hữu cơ ở Việt Nam là rất lớn, bởi đây là loại phân bón truyền thống được sử dụng trong nông nghiệp.
Chúng ta có 10 triệu hecta đất canh tác, có hơn 20 triệu hecta lượt đất canh tác. Bình quân mỗi hecta sử dụng 10 tấn phân hữu cơ thì trong tương lai nhu cầu sử dụng sẽ đạt hơn 200 triệu tấn phân bón hữu cơ…
Tại hội nghị toàn quốc về phát triển phân bón hữu cơ do Bộ Nông nghiệp-PTNT vừa tổ chức, các đại biểu cho rằng, phát triển phân bón hữu cơ là xu hướng tất yếu trong lĩnh vực trồng trọt nói riêng, sản xuất nông nghiệp nói chung.
Cùng với các giải pháp đồng bộ về cơ chế, chính sách cần thúc đẩy doanh nghiệp liên kết với nông dân trong sản xuất, áp dụng công nghệ trong chế biến và sử dụng phân bón hữu cơ.
HOÀNG HÀ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin