Thông tin về giá mía chỉ còn từ 700- 800 đ/kg khiến không ít người giật mình. Chợt nhớ, cách nay gần 20 năm, tác giả có viết bài đăng báo về "Những người "giữ lửa" lò đường Tam Bình".
Thông tin về giá mía chỉ còn từ 700- 800 đ/kg khiến không ít người giật mình. Chợt nhớ, cách nay gần 20 năm, tác giả có viết bài đăng báo về “Những người “giữ lửa” lò đường Tam Bình”.
Thời điểm đó, dù cây cam sành đang phát triển mạnh mẽ lấn dần đất trồng mía nhưng vẫn còn khá nhiều hộ chưa chịu bỏ cây mía. Và một vài lò đường vẫn còn “đỏ lửa” sản xuất đường thô (chưa kết tinh) để cung cấp theo nhu cầu thị trường. Khi đó giá mía từ 1.000- 1.200 đ/kg nên trồng cây mía vẫn có hiệu quả kinh tế. Thế nhưng chỉ vài năm sau, Tam Bình sạch bóng rẫy mía và những lò đường còn lại cuối cùng cũng “tắt lửa”. Đó là điều may.
Bởi vậy, thông tin giá mía ở miền Trung, Tây nguyên mùa này giá mía còn 700- 800 đ/kg thì đúng là cây mía quá đắng cho người trồng. Nhiều đồng mía trổ cờ chết khô vì sẽ lỗ chi phí nếu thu hoạch.
Lý do các nhà máy đường không thu mua mía vụ này là do từ 1/1/2018, Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) có hiệu lực, thuế nhập khẩu đường giảm đáng kể nên đường sản xuất trong nước khó cạnh tranh với đường Thái Lan.
Theo các chuyên gia kinh tế, nếu Chính phủ thực hiện chính sách thuế nhập khẩu về 5% theo đúng lộ trình cam kết, có 3 kịch bản xảy ra. Đầu tiên, một số doanh nghiệp mía đường nhỏ phải dừng hoạt động vì không thể cạnh tranh với đường nhập khẩu. Thứ hai, lượng lớn nhà máy buộc phải chọn giải pháp nhập đường thô về tinh luyện thay vì thu mua mía của dân.
Cuối cùng, sẽ vẫn còn những doanh nghiệp đủ lớn, đủ tiềm lực, công nghệ, nhân lực để tiếp tục duy trì sản xuất, song số lượng chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Nếu đó là thực tế thì 330 ngàn hộ dân trồng mía và 1,5 triệu lao động ngành mía đường không biết sẽ như thế nào khi các nhà máy trong nước chuyển sang mua đường thô để tinh luyện sẽ thành nơi gia công cho nước ngoài?
HOÀNG HÀ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin