Tại hội thảo Triển vọng kinh tế 2018 vừa diễn ra tại TP Hồ Chí Minh, nhiều chuyên gia kinh tế chung nhận định: Muốn thúc đẩy tăng trưởng, Việt Nam cần xây dựng mô hình tăng trưởng mới, tập trung đặc biệt vào chất lượng tăng trưởng.
Tại hội thảo Triển vọng kinh tế 2018 vừa diễn ra tại TP Hồ Chí Minh, nhiều chuyên gia kinh tế chung nhận định: Muốn thúc đẩy tăng trưởng, Việt Nam cần xây dựng mô hình tăng trưởng mới, tập trung đặc biệt vào chất lượng tăng trưởng.
Kể từ khi công cuộc đổi mới năm 1986 đến nay, Việt Nam đã thành công trong việc chuyển đổi cơ bản cơ cấu kinh tế.
Trong giai đoạn 1986- 2008, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng hơn 5 lần, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 58% (năm 1993) xuống 7% (năm 2015).
Ông Kamal Malhotra- Điều phối viên thường trú Liên Hợp Quốc, đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam đưa ra nhận định:
Những kinh nghiệm gần đây của Việt Nam rất đáng khen ngợi vì những thành công trong việc giảm nghèo nhanh, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và xuất khẩu ở mức cao, qua đó đã đóng góp cho quá trình chuyển đổi xã hội và kinh tế.
Từ một đất nước bị chiến tranh tàn phá và nghèo đói, Việt Nam đã xây dựng được một xã hội năng động và hiện đại chỉ trong một thế hệ.
Tuy nhiên, việc chuyển đổi này sẽ chỉ bền vững và dẫn tới nấc tiếp theo, nếu thực hiện song song và thống nhất các chính sách về năng suất, giá trị gia tăng, tăng cường thể chế phù hợp và quản trị công.
TS. Trần Anh Tuấn- quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP Hồ Chí Minh (HIDS)- cũng cho rằng: Đã đến lúc cần mô hình tăng trưởng mới cho nền kinh tế, trước tiên phải xuất phát từ điều hành vĩ mô, hoàn thiện hành lang pháp lý để cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước hiệu quả.
Nghị quyết BCH Trung ương lần thứ 5 (khóa XII) ban hành đã tròn 1 năm, định hướng chiến lược cơ bản về đổi mới mô hình tăng trưởng.
Theo nhiều chuyên gia, điều thiết yếu nhất để nghị quyết đi vào cuộc sống đó là cần đưa ra khung pháp lý; theo đó trao cho khu vực tư nhân vai trò lớn hơn nhằm tăng tính cạnh tranh và hiệu quả.
Nhà nước cần tập trung nhiều hơn vào việc thiết lập, cung cấp các khuôn khổ pháp lý và giám sát hiệu quả, trong đó nhấn mạnh hơn tới tính minh bạch. Các biện pháp này sẽ hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững.
HOÀNG HÀ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin